Phân loại các dòng mô tô phổ biến hiện nay

(Autovina) - Mô tô - Xe máy là những phương tiện quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên có rất nhiều chủng loại mô tô, vậy đặc điểm nhận dạng từng loại mô tô là như thế nào?

Mô tô - Xe máy là phương tiện đi lại quen thuộc hàng ngày với tất cả chúng ta. Bạn vẫn thường nghe nhắc tới các khái niệm như naked bike, cruiser, chopper, Cafe Racer hay sport-touring...Đó là tên gọi của những dòng môtô khác nhau. Dưới đây là một số dòng xe máy chính, mỗi loại có những đặc điểm và kiểu dáng đặc thù riêng. 

phân loại các dòng mô tô-xe máy

1. Bobber:

Bạn có thể từng đôi lần bắt gặp những chiếc bobber trên phố. Đây là một dạng xe độ thay vì được lắp ráp tại nhà máy của các nhà sản xuất môtô. Kiểu dáng đặc trưng của bobber là lược bỏ chắn bùn trước, chắn bùn sau được thu nhỏ, đồng thời, tất cả các chi tiết không cần thiết đều sẽ được bỏ đi để giảm nhẹ trọng lượng xe.

Bobber và chopper hay bị nhầm lẫn bởi kiểu dáng na ná nhau, song bobber ra đời sớm hơn với mục đích ban đầu là để giảm chi phí, sau này dần trở thành một phong cách độ xe độc đáo. Sự khác nhau cơ bản giữa bobber và chopper đó là bobber được tạo ra từ bộ khung ban đầu, trong khi chopper được “chế tác” trên nguyên mẫu đã chỉnh sửa và lắp ghép để tạo hình lại thành sản phẩm hoàn toàn mới.

phân loại các dòng mô tô-xe máy

2. Cafe Racer:

Cafe Racer là dòng môtô với hình dáng độc đáo mang phong cách cổ điển. Ngay bản thân cái tên cafe racer cũng bắt nguồn từ trào lưu “tụ tập tại quán cafe” của những anh chàng mê xe tại Anh trong thập niên 60. Những chiếc cafe racer đầu tiên xuất hiện vào thời gian đó là Triumph, BSA, AJS hay Norton, song chưa thiên về tốc độ. Sau này, các tay độ môtô đã làm một cuộc cách mạng lớn khi kéo dài ống xả về phía sau, tăng kích thước bộ chế hòa khí và tối giản các bộ phận không cần thiết để giảm bớt trọng lượng xe và mang lại khả năng tăng tốc nhanh nhất có thể.

Ở bình xăng bằng nhôm hoặc sợi thủy tinh, giống như phần lớn các dòng xe thể thao, nơi gần yên xe thường được làm lõm hơn để tạo chỗ bám cho đầu gối khi người lái cần cúi rạp người để tăng tốc. Và đây cũng chính là cảm hứng sáng tạo những mẫu xe đua sau đó. 

phân loại các dòng mô tô-xe máy

3. Chopper:

 

Chopper có lẽ là dòng xe độ sở hữu diện mạo “điên rồ” nhất trong thế giới môtô. Thực chất, chopper là một biến thể khác của cruiser sau khi đã được “đẽo gọt” (chop). Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của chopper là tay lái cao, phuộc trước dài, góc nghiêng lớn, bình xăng nhỏ và đặc biệt là bộ khung xe kéo dài đến mức tối đa theo trường phái hardtail (hoàn toàn bỏ đi hệ thống treo phía sau). Ở dòng xe này cũng không còn các chi tiết như chắn bùn, xi nhan, một hoặc cả hai gương xe, đồng hồ, chắn xích...và để điều khiển được chiếc xe này, người lái phải có vóc dáng “khổng lồ” không kém, đặc biệt là đôi chân dài. 

phân loại các dòng mô tô-xe máy

4. Cruiser:

Cruiser là dòng xe bắt nguồn từ Mỹ, sau khi một số hãng môtô sản xuất các mẫu xe hầm hố như Harley-Davidson, Indian hay Excelsior-Henderson. Điểm đặc trưng ở cruiser là diện mạo tương đối “khủng” và thường sử dụng động cơ V-Twin, tuy nhiên còn nhiều loại động cơ khác với dung tích khác nhau.

Cruiser nhìn chung có kiểu để chân duỗi thẳng phía trước, tay lái cao và góc lái rộng, do vậy người lái cần giữ tư thế thẳng lưng hoặc ngả một chút về phía sau. Cruiser cũng không đòi hỏi khả năng tăng tốc nhanh như các dòng xe độ khác và bởi vậy, điểm hạn chế của cruiser là khó vào cua tốc độ cao do khoảng sáng gầm xe thấp, khu vực dưới xe có dạng phình to.

phân loại các dòng mô tô-xe máy

5. Dual-Sport/Adventure:

Có nhiều tên gọi khác nhau của những xe máy dạng này như dual-sport, dual-purpose hay on/off-road bởi đây là dòng xe được độ lại nhằm phục vụ nhu cầu chạy đường phố và cả đường địa hình. Được xây dựng trên nền tảng bộ khung xe của dirt-bike (môtô địa hình), một số đặc điểm chính của dual-sport bao gồm: bổ sung thêm đèn xe, gương, bảng đồng hồ...để có thể lưu thông hợp pháp trên đường phố, yên xe và trọng tâm cao hơn các dòng street-bike như sport bike hay naked bike. Đồng thời, xe có hành trình giảm xóc lớn để chống chọi với thời tiết xấu.

Adventure là dòng môtô có khả năng chạy đường dài dù là đường rải nhựa hay không rải nhựa với hình dáng tương tự các mẫu dual-sport, song cho ưu thế lớn hơn dual-sport khi chạy đường nhựa và kém hơn trên những địa hình xấu.

phân loại các dòng mô tô-xe máy

6. Enduro:

Enduro là dòng môtô được chỉnh sửa lại từ motocross (dòng xe được phát triển từ dòng Trial tại Anh quốc, chuyên chạy trên nhiều loại địa hình khác nhau) và có thể lưu thông hợp pháp trên đường phố. Enduro được trang bị nhiều chi tiết tiện dụng như còi xe, đèn, ống xả giảm âm và giá cài biển số. Ngoài ra, enduro cũng được sử dụng để đua với đường đua ngắn hơn của motocross.

phân loại các dòng mô tô-xe máy

7. Fazer:

Fazer là dòng naked bike có phần đầu xe được chỉnh sửa với bộ vỏ bọc đèn pha thiết kế khí động học, bổ sung thêm kính chắn gió, giúp người lái đỡ mệt khi phải di chuyển đường dài. Bên cạnh đó, tay lái được nâng cao và cụm đồng hồ có thể thay đổi, đảm bảo tính tiện lợi khi chạy xe trên nhiều dạng địa hình.

phân loại các dòng mô tô-xe máy

8. Motocross:

Motocross, như đã nói ở trên, là dòng xe được xây dựng trên phiên bản Trial tại Anh quốc, chuyên chạy trên nhiều loại địa hình. Motocross còn có tên gọi khác là scrambler và có đặc điểm nổi bật là bình xăng nhỏ để giảm trọng lượng xe, hành trình giảm xóc lớn để các tay lái mặc sức thể hiện những cú nhảy xe tốc độ cao. Động cơ của motocross thường là loại xylanh đơn 2 hoặc 4 kỳ, với dung tích khoảng từ 50 đến 650 phân khối.

phân loại các dòng mô tô-xe máy

9. Naked bike:

Đúng như tên gọi, naked bike là dòng xe lược bỏ tối đa các chi tiết che chắn như kính chắn gió, ốp đèn pha, bộ quây thân xe...Dáng ngồi vẫn hướng về phía trước song không “chồm” lên như sportbike. Đặc biệt, toàn bộ động cơ để trần, không che chắn, công suất và mô men xoắn được giới hạn, cho khả năng vận hành nhẹ nhàng, linh hoạt trong nhiều điều kiện giao thông.

Ở naked bike, tốc độ hay khả năng tăng tốc không phải là mục tiêu chính, thay vào đó, các tay lái đề cao tính linh hoạt, tiện lợi khi di chuyển và “luồn lách” trong thành phố, nhưng vẫn cho cảm giác phiêu lưu cá tính khi chạy đường trường.

phân loại các dòng mô tô-xe máy

10. Rally Raid (Rally):

Rally Raid còn được gọi tắt là Rally, là một biến thể đặc biệt của Enduro với bình xăng dạng lớn và hành trình dài, băng qua sa mạc. Dòng xe này cũng có dung tích động cơ lớn, thường từ 450 đến 750cc.

phân loại các dòng mô tô-xe máy

11. Sport bike:

Sport bike là dòng xe tối ưu hóa tốc độ, khả năng tăng tốc, phanh và vào cua trên đường rải nhựa. Sportbike có kiểu dáng của xe đua và là tiền đề ra đời của nhiều biến thể naked bike và streetfighter. Các chi tiết đặc trưng của sport bike là gác chân cao lùi về phía đuôi, tay lái dưới thấp, góc nghiêng càng trước nhỏ, trọng tâm dồn về phía trước, dáng ngồi “chồm” qua bình xăng.

Các dòng xe sport bike thường sử dụng vật liệu nhẹ, bền, lốp xe to hơn các dòng xe khác để tăng độ bám đường. Trục cơ sở thường ngắn hơn, dễ vào cua và chịu đựng tốt khi cỗ máy làm việc trong điều kiện khắc nghiệt.

phân loại các dòng mô tô-xe máy

12. Sport touring:

Sport touring được xây dựng trên nền tảng sport bike với chiều cao nhỉnh hơn và tay lái được mở rộng, gác chân tiến hơn về phía trước, tư thế lái thẳng và thoải mái khi chạy đường dài.

Sport bike có trục cơ sở kéo dài, tạo không gian cho người ngồi sau, kính chắn gió lớn và phần lớn điều chỉnh được. Sport bike thường được giới hạn về công suất và mô men xoắn để dễ điều khiển trên đường dài.

phân loại các dòng mô tô-xe máy

13. Scooter:

Scooter là dòng xe có dung tích động cơ từ 50 đến 250cc, không những được trang bị hộp số vô cấp CVT (xe ga) mà còn sử dụng hộp số tay với số và côn được tích hợp tại tay lái bên trái. Ở dòng xe này có thể nhận thấy đường kính vành bánh xe nhỏ hơn so với phần lớn các dòng xe khác, kiểu dáng cũng thanh thoát hơn rất nhiều.

phân loại các dòng mô tô-xe máy

14. Streetfighter:

Streetfighter gây ấn tượng đúng như tên gọi đậm chất...hiếu chiến. Đây là dòng môtô kết hợp giữa naked bike và sport bike, sở hữu kiểu dáng góc cạnh, thừa hưởng khí động học của sport bike và lốc máy để trần hầm hố như các mẫu naked bike. Nhìn chung, đây vẫn là một phong cách mới của naked bike nhung với xu hướng thiên về sport bike. Đặc biệt, xe có tay lái thấp và động cơ được điều chỉnh để đạt tới công suất tương đương sport bike.

phân loại các dòng mô tô-xe máy

15. Tracker:

Tracker hay street tracker là dòng xe kết hợp giữa track-racing và xe chạy trên đường phố. Dòng xe này ra đời từ những cuộc đua của thập niên 60, khi những tay đua và giới chơi xe mong muốn track-racing có thể chạy trên đường công cộng. Và do đó, xe được bổ sung thêm một vài chi tiết an toàn như đèn, phanh, gương...Thêm vào đó, dòng xe này có đặc trưng là tay lái cao, yên xe trải dài về phía sau nhưng chỉ dành cho một người ngồi theo phong cách cafe racer, lược bỏ chắn bùn trước, đôi lốp nhiều rãnh.

phân loại các dòng mô tô-xe máy

16. Track racing:

Track racing là dòng môtô dùng để đua kiểu đường hình bầu dục ở tốc độ cao, không có phanh và giảm xóc sau. Động cơ được đốt cháy bởi nhiên liệu xăng methanol, động cơ 4 kỳ xylanh đơn với hành trình pít tông dài. Và phần lớn hộp số của track racing chỉ có 2 cấp.

phân loại các dòng mô tô-xe máy

17. Trial:

Nếu là một tín đồ off-road, hẳn bạn không còn xa lạ gì trial, dòng môtô với kiểu dáng đơn giản đến mức “ngỡ ngàng”. Kiểu xe này đề cao sự cân bằng và chính xác thay vì tốc độ. Xe có trọng lượng thấp, sử dụng động cơ 2 kỳ với dung tích động cơ từ 125 đến 300cc.

phân loại các dòng mô tô-xe máy

18. Underbone:

Underbone có thể được xem như dòng môtô phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay với những cái tên quen thuộc như Wave, Future, Sirius hay Exciter...trong đó, động cơ được đặt dưới khung xe, bình xăng ở dưới yên. Trọng tâm xe được đẩy lùi về phía sau hoặc ở giữa, đầu xe nhẹ nhàng.

phân loại các dòng mô tô-xe máy

Tổng hợp