Có nên tiếp tục chính sách kích cầu ngành ôtô?
Admin
10:27 18/09/2009
Hầu hết các thành viên thuộc Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô VN (VAMA) tiếp tục duy trì được tháng bán hàng sôi động trong tháng 8 vừa qua. Dù đang đắt khách, nhưng VAMA vẫn lo ngại tình hình thị trường năm tới khi chấm dứt chính sách ưu đãi.
Theo số liệu của VAMA, lượng xe bán ra
đạt 10.555 chiếc, giảm 284 chiếc so với tháng 7, nhưng tăng đến 31% so
với cùng kỳ năm 2008.
"Kêu" trước cho năm 2010
Trong lúc ôtô đang "cháy hàng" đỉnh điểm, VAMA đã kiến nghị tiếp tục chính sách kích cầu thị trường ôtô, nghĩa là duy trì tiếp mức ưu đãi giảm 50% thuế VAT và lệ phí trước bạ cho đến hết năm 2010.
Ông Akito Tachibana - GĐ Toyota VN, kiêm Chủ tịch VAMA - trong một văn bản kiến nghị gửi tới Bộ Công Thương - đã lý giải rằng: Nhờ chính sách giảm 50% thuế VAT (từ 1.2.2009) và 50% lệ phí trước bạ (từ 1.5.2009) kịp thời của Chính phủ đã giúp thị trường ôtô ấm dần lên và tái diễn cảnh khách hàng xếp hàng chờ nhận xe.
Tuy nhiên, trong văn bản này cũng thòng thêm một lời cảnh báo, rằng nếu những ưu đãi trên chấm dứt vào ngày 31.12.2009, thì thị trường sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề khi giá xe đột ngột tăng trở lại.
Nỗi lo của VAMA cũng tương đồng với các nhà sản xuất ôtô ở ba thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Các nhà sản xuất ôtô tại ba quốc gia trên cũng đang lo ngại sự chấm dứt chính sách khuyến khích mua ôtô vào cuối năm nay sẽ khiến cho ngành này không bước qua được khó khăn.
Các DN trong VAMA hiện cho rằng rất khó dự báo tình hình thị trường ôtô năm 2010. Văn bản của ông Tachibana đề cập tới ba yếu tố tác động chính là tình hình kinh tế chung, chính sách thuế và yếu tố tâm lý của khách hàng, nhưng không khẳng định yếu tố nào là quan trọng nhất dẫn dắt thị trường.
Có nên tiếp tục chính sách ưu đãi?
Tình hình thị trường đang được dự báo tiếp tục sôi động cho đến hết năm, liệu VAMA có thuyết phục được các bộ ngành liên quan và Chính phủ tiếp tục duy trì chính sách ưu đãi thuế và lệ phí trước bạ cho năm 2010 như hiện nay?
Ông Phạm Hữu Tâm - GĐ Cty Tradoco tại TPHCM - nói một cách hình ảnh: "Sau bão thì phải khắc phục bão. Đừng nghĩ rằng tình hình như hiện nay là các nhà sản xuất và NK ôtô đã thắng rồi, không cần hỗ trợ thêm nữa, thì coi chừng thị trường ôtô lại gặp những khó khăn mới".
Các DN sản xuất, NK và người tiêu dùng đều ủng hộ tiếp tục kéo dài chính sách ưu đãi đối với ngành ôtô, nhưng quyền quyết định chính sách lại thuộc về Chính phủ.
Thế nhưng từ thực tế hiện nay cho thấy DN rất cần biết rõ ý hướng của Chính phủ để chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, tránh bị động trở tay không kịp khi nhu cầu tăng đột biến như hơn hai tháng trở lại đây. Giữa việc Chính phủ có tiếp tục hay không tiếp tục chính sách ưu đãi sẽ dẫn đến hai kịch bản và hai kế hoạch sản xuất sẽ rất chênh lệch nhau.
Năm 2010 nhìn chung là năm phục hồi của nền kinh tế chứ chưa thể là năm phát triển như trước thời điểm kinh tế suy giảm. Đây chính là lý do mạnh mẽ nhất mà các DN sản xuất, NK ôtô muốn nhấn mạnh để kiến nghị với Chính phủ tiếp tục chính sách ưu đãi nhằm kích cầu thị trường trong năm 2010.
Từ phía các chuyên gia kinh tế, một số ý kiến đồng tình về mặt chủ trương tiếp tục chính sách ưu đãi, nhưng mức ưu đãi bao nhiêu (50%, 40% hay 30% thuế VAT và lệ phí trước bạ), trong bao lâu, cần bám sát vào diễn biến thực tế để quyết định. DN có lý do để lo lắng bởi nếu độ trễ của chính sách quá lâu sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của họ và cơ hội của thị trường cũng sẽ qua đi.
"Kêu" trước cho năm 2010
Trong lúc ôtô đang "cháy hàng" đỉnh điểm, VAMA đã kiến nghị tiếp tục chính sách kích cầu thị trường ôtô, nghĩa là duy trì tiếp mức ưu đãi giảm 50% thuế VAT và lệ phí trước bạ cho đến hết năm 2010.
Ông Akito Tachibana - GĐ Toyota VN, kiêm Chủ tịch VAMA - trong một văn bản kiến nghị gửi tới Bộ Công Thương - đã lý giải rằng: Nhờ chính sách giảm 50% thuế VAT (từ 1.2.2009) và 50% lệ phí trước bạ (từ 1.5.2009) kịp thời của Chính phủ đã giúp thị trường ôtô ấm dần lên và tái diễn cảnh khách hàng xếp hàng chờ nhận xe.
Tuy nhiên, trong văn bản này cũng thòng thêm một lời cảnh báo, rằng nếu những ưu đãi trên chấm dứt vào ngày 31.12.2009, thì thị trường sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề khi giá xe đột ngột tăng trở lại.
Nỗi lo của VAMA cũng tương đồng với các nhà sản xuất ôtô ở ba thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Các nhà sản xuất ôtô tại ba quốc gia trên cũng đang lo ngại sự chấm dứt chính sách khuyến khích mua ôtô vào cuối năm nay sẽ khiến cho ngành này không bước qua được khó khăn.
Các DN trong VAMA hiện cho rằng rất khó dự báo tình hình thị trường ôtô năm 2010. Văn bản của ông Tachibana đề cập tới ba yếu tố tác động chính là tình hình kinh tế chung, chính sách thuế và yếu tố tâm lý của khách hàng, nhưng không khẳng định yếu tố nào là quan trọng nhất dẫn dắt thị trường.
Có nên tiếp tục chính sách ưu đãi?
Tình hình thị trường đang được dự báo tiếp tục sôi động cho đến hết năm, liệu VAMA có thuyết phục được các bộ ngành liên quan và Chính phủ tiếp tục duy trì chính sách ưu đãi thuế và lệ phí trước bạ cho năm 2010 như hiện nay?
Ông Phạm Hữu Tâm - GĐ Cty Tradoco tại TPHCM - nói một cách hình ảnh: "Sau bão thì phải khắc phục bão. Đừng nghĩ rằng tình hình như hiện nay là các nhà sản xuất và NK ôtô đã thắng rồi, không cần hỗ trợ thêm nữa, thì coi chừng thị trường ôtô lại gặp những khó khăn mới".
Các DN sản xuất, NK và người tiêu dùng đều ủng hộ tiếp tục kéo dài chính sách ưu đãi đối với ngành ôtô, nhưng quyền quyết định chính sách lại thuộc về Chính phủ.
Thế nhưng từ thực tế hiện nay cho thấy DN rất cần biết rõ ý hướng của Chính phủ để chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, tránh bị động trở tay không kịp khi nhu cầu tăng đột biến như hơn hai tháng trở lại đây. Giữa việc Chính phủ có tiếp tục hay không tiếp tục chính sách ưu đãi sẽ dẫn đến hai kịch bản và hai kế hoạch sản xuất sẽ rất chênh lệch nhau.
Năm 2010 nhìn chung là năm phục hồi của nền kinh tế chứ chưa thể là năm phát triển như trước thời điểm kinh tế suy giảm. Đây chính là lý do mạnh mẽ nhất mà các DN sản xuất, NK ôtô muốn nhấn mạnh để kiến nghị với Chính phủ tiếp tục chính sách ưu đãi nhằm kích cầu thị trường trong năm 2010.
Từ phía các chuyên gia kinh tế, một số ý kiến đồng tình về mặt chủ trương tiếp tục chính sách ưu đãi, nhưng mức ưu đãi bao nhiêu (50%, 40% hay 30% thuế VAT và lệ phí trước bạ), trong bao lâu, cần bám sát vào diễn biến thực tế để quyết định. DN có lý do để lo lắng bởi nếu độ trễ của chính sách quá lâu sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của họ và cơ hội của thị trường cũng sẽ qua đi.