Viện quản
lý nguồn cung (Institute for Supply Management-ISM) công bố vào ngày 30/11 rằng
chỉ số sản xuất của viện này tính toán đã tăng từ 54,2 trong tháng trước tới
56,1-mức cao nhất tính từ tháng 8/2008.
Doanh số tăng lên, một
phần là nhờ vào các sáng kiến của Chính phủ hỗ trợ nền kinh tế. Thêm vào đó,
nhu cầu từ nước ngoài ngày càng lớn đã dẫn tới xu hướng bán mạnh các mặt hàng
tồn kho đẩy mạnh sản xuất và nền kinh tế trở nên bình ổn. Bên cạnh đó
là nhờ cục Dự trữ Liên bang (Fed) cam kết duy trì mức phí cho vay thấp
“trong giai đoạn kéo dài này”.
Ông David Semmens, nhà
kinh tế của ngân hàng Standard Chartered Bank tại New York nhận định “Ngành
xuất khẩu sẽ dẫn đầu tăng trưởng”.
Đơn đặt hàng mới
nhiều hơn, thất nghiệp đã được cải thiện
Các đơn đặt hàng mới tại
Chicago leo lên từ 61,4 trong tháng trước lên tới 62,8, mức cao nhất kể từ
tháng 5/2007.
Báo cáo của ngân hàng Fed
bank tại Dallas cho thấy con số đặt hàng trước tăng lên cũng đẩy các biện pháp trong
khu vực khác đi lên trong tháng này. Hoạt động sản xuất tại Texas trong tháng
11 tăng lên lần đầu tiên trong 2 năm trở lại đây.
Báo cáo ngày 30/11 đưa ra
chỉ số thất nghiệp cũng đã cải thiện từ 38,3 lên 41,9 điểm.
Ngành sản xuất ô tô
khởi sắc
Ngành sản xuất ô tô đang
đón nhận mức tăng trưởng mới, cho thấy sự hồi phục của thị trường ô
tô sau khi chương trình hỗ trợ mua xe của chính phủ kết thúc.
Cụ thể, tập đoàn GM có
doanh số tháng 11 tăng 4,1% so với đầu năm-mức lợi nhuận đầu tiên kể từ tháng
1/2008; theo sau đó là hãng Ford với doanh số là 3,1%.
“Rõ ràng, chúng ta đang
thấy sự cải thiện trong nền kinh tế và cả ngành công nghiệp” , ông Michael, nhà
phân tích kinh doanh của hãng GM nói.
Tuy nhiên thực tế thì vẫn
khá nhiều công ty vẫn còn phụ thuộc vào gói kích thích kinh tế của Chính phủ để
tăng lợi nhuận.
Các chuyên gia nhận định rằng, khi nền kinh tế hồi sinh vào năm 2010, đó là lúc
mà nhiều cơ hội thực sự sinh sôi nhiều hơn nữa.
Thanh Hương