Dù chiếm chưa đến 20% dân số thế giới, nhưng các nước công nghiệp chiếm tới hơn 80% lượng ô tô trên thế giới.
Năng lượng mặt trời và năng lượng từ sức gió có thể kìm hãm việc tăng giá điện, nhưng không mảy may có tác dụng "níu" sự leo thang của giá dầu mỏ. Đơn giản vì xe hơi vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào xăng dầu. Do đó, ở đâu có nhiều ô tô, ở đó chịu tác động mạnh nhất của giá dầu.
Bồ Đào Nha có diện tích còn nhỏ hơn tiểu bang Indiana của Mỹ, nhưng lại có nhiều ô tô hơn “đầu tàu kinh tế thế giới”, với tỷ lệ 773 xe/1.000 người dân vào năm 2006, theo số liệu của Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế (OECD). Đây cũng là nước có tỷ lệ người dân sở hữu ô tô cao nhất thế giới.
Năm 2007, ở Bồ Đào Nha rộ lên một tệ nạn mới: trộm cắp nhiên liệu. Mục tiêu được giới đạo chích “chăm sóc” kỹ lưỡng nhất là các loại xe bán tải với bình chứa nhiên liệu có dung tích gần 2.000 lít. ô tô con và xe chuyên dụng hạng nặng cũng là mục tiêu hấp dẫn của giới trộm nhiên liệu. Nếu giá nhiên liệu tiếp tục tăng cao, tệ nạn này có thể sẽ lan sang nhiều nước khác.
Cách đây khoảng 10 năm, Mỹ có số lượng ô tô còn nhiều hơn số người có bằng lái, và giờ đây, Mỹ là nước công nghiệp có nhiều ô tô thứ hai thế giới. Mặc dù hiện nay Mỹ có tỷ lệ sở hữu ô tô thấp hơn trước, nhưng loại xe mà họ dùng lại tốn nhiều xăng hơn bất cứ nước công nghiệp nào khác.
Trong thập niên 90, số lượng xe thể thao việt dã (SUV) tại Mỹ tăng với tốc độ nhanh nhất so với các dòng xe khác. Năm 1999, SUV chiếm gần 10% tổng số xe trên toàn thị trường Mỹ. Không dừng lại ở việc có nhiều xe loại “khủng” hơn, người Mỹ còn di chuyển bằng xe hơi nhiều hơn các nước khác thuộc OECD.
Nước lớn như Mỹ đã đành, nhưng nhỏ như
Người dân ở các nước công nghiệp phát triển sắm ô tô vì nhiều lý do khác nhau. Ở Mỹ, vì diện tích đất đai rộng lớn nên người dân ở các vùng nông thôn cần phải có ô tô để phục vụ nhu cầu đi lại. Nhưng với
Phương tiện giao thông công cộng không phải là “liều thuốc tiên” để hạn chế số lượng ô tô riêng. Pháp là một trong những nước có hệ thống phương tiện giao thông công cộng tốt nhất thế giới, với thành phố Paris sở hữu hệ thống tàu điện ngầm bận rộn thứ hai châu âu, chỉ sau thủ đô Mátxcơva của Nga, vận chuyển 1,365 tỷ lượt khách trong năm 2005. Pháp cũng là nước có nhiều tuyến tàu hoả tốc độ cao nhất thế giới. Tuy nhiên, đây vẫn là nước có tỷ lệ sở hữu ô tô nằm trong Top 10 của khối các nước công nghiệp.
Dưới đây là danh sách 10 quốc gia sở hữu nhiều ô tô nhất thế giới:
TT | Quốc gia | Số xe trên 1.000 dân | ||
2004 | 2005 | 2006 | ||
1 | Bồ Đào Nha | 773 | 780 | 778 |
2 | Mỹ | 769 | 761 | 755 |
3 | Niu Dilân | 719 | 737 | 735 |
4 | | 751 | 740 | 727 |
5 | Ai-xơ-len | 745 | 732 | 719 |
6 | | 677 | 678 | 666 |
7 | úc | 653 | 665 | 659 |
8 | Nhật | 605 | 604 | 612 |
9 | | 560 | 585 | 598 |
10 | Pháp | 604 | 604 | 595 |
Nhật Minh