Người cười
Những người vui mừng nhất sẽ là các nhà sản xuất xe hơi nước ngoài. Toyoto hay Honda có lợi thế cạnh tranh rất lớn vì các đại lý GM xung quanh họ đã gục ngã.
Tiếp theo là người mua trái phiếu. Phần lớn người mua trái phiếu là các tập thể, không phải cá nhân. Tức là họ có thể trích quỹ đầu tư đại chúng mua trái phiếu của GM trên thị trường với giá rẻ và thu lời sau này nếu giá trị thực GM phải trả cao hơn.
Ai sẽ cười và ai sẽ khóc khi hãng xe lớn thứ 2 thế giới ra đi? |
Điểm khác biệt giữa người mua trái phiếu và người mua cổ phiếu là ở chỗ người mua cổ phiếu sở hữu một phần công ty, cổ phiếu không có gì bảo đảm, nhưng người mua trái phiếu là chủ nợ cho công ty vay. GM hiện nợ người mua trái phiếu 27 tỷ đô, và đang để nghị người mua trái phiếu sở hữu 10% tài sản trong công ty GM mới.
Một nhóm người nữa hưởng lợi từ việc GM phá sản đó là các luật sư. Thủ tục phá sản rất rắm rối. Có nhiều mảng đòi hỏi nhiều luật sư góp mặt, quá trình không thể xong nếu thiếu họ. Họ hẳn sẽ thu được tấn tiền trong vụ này.
Kẻ khóc
Không ai khác phải kể đến đầu tiên là những công nhân, các đại lý và nhà cung cấp của GM. Công nhân hiển nhiên sẽ thất nghiệp. Giờ GM có 60.000 người, cuối năm 2010, GM sẽ chỉ giữ lại 38.000. Một cái giá quá đắt cho GM. Nhà cung cấp xe cũng rầu rĩ: xe họ sản xuất ra sẽ ế.
Bên cạnh đó còn có các nghiệp đoàn. Nghiệp đoàn bị “lép vế” rất nhiều. Trong những năm qua, vai trò của nghiệp đoàn ở Mỹ đã giảm sút, chứng tỏ họ có ít quyền hành hơn. Nay chính phủ bảo gì thì họ làm nấy. Các nghiệp lúc này rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”: nếu kiên quyết không nhượng bộ để đoàn thể có quyền lợi cao hơn thì công ty sẽ “cháy túi”, nhưng nếu nhượng bộ một chút để công ty vẹn toàn thì họ lại mất việc và mất quyền lợi.
Người đóng thuế cũng nằm trong danh sách này. Chính phủ đã rót 20 tỷ đô vào GM rồi và sẽ còn rót thêm khoảng 50 tỷ đô nữa. Tiền đó là do người ta đóng thuế mà có.
Hỗ trợ tài chính cho một ngành nào đó vốn chẳng hay ho gì. Trong trường hợp của GM lại càng không. Chính phủ Mỹ không những cứu GM ra mà còn phải làm cho GM hoạt động trở lại và sinh lời rồi trả lại món nợ 70 tỷ đo cho chính phủ. Việc này không thể ngày một ngày hai mà làm được. Chính phủ giúp GM vì một lý do: đó là Mỹ đang ở giữa cuộc suy thoái và không muốn thêm nhiều rắc rối từ vụ GM Chẳng biết GM có vượt qua và sống sót hay không nữa. Tiền rót vào có nguy cơ “một đi không trở lại”. Dù sau phá sản, với ít nhân lực hơn và ít nghĩa vụ hơn, GM có thể vực dậy nhưng vẫn nguy.