Vespa: biểu tượng thiết kế tiêu biểu

Svetlanauhn
(Autovina) - Một nghiên cứu do kênh truyền hình CNN tiến hành lấy ý kiến của các chuyên gia quốc tế hàng đầu đã bình chọn Vespa là 1 trong số 12 huyền thoại thiết kế công nghiệp, một trong những sản phẩm làm thay đổi thế giới.

Trong thời gian diễn ra Ngày Thiết Kế Công Nghiệp thế giới 2013, kênh truyền hình CNN của Mỹ đã phỏng vấn 12 chuyên gia và tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thiết kế để xác định những ý tưởng ghi dấu ấn quan trọng nhất và thành công nhất của ngành công nghiệp sáng tạo trong suốt 100 năm qua.

Hội đồng gồm những nhân vật tên tuổi như Đồng sáng lập công ty thiết kế Seymour Powell của Mỹ ông Dick Powell; nhà thiết kế người Hà Lan ông Daan Roosegaarde; nhà thiết kế công nghiệp Ross Lovegrove; nhà thiết kế Nhật Bản ông Yoshiro Nakamatsu; đồng sáng lập và thiết kế trưởng công ty Continuum của Ý ông Gianfranco Zaccai; Giám đốc Bảo tảng thiết kế London ông Deyan Sudjic; Trưởng khoa thiết kế đại học nghệ thuật hoàng gia London Giáo sư Miles Pennington.

Vespa được bình chọn là một trong 12 sản phẩm làm nên lịch sử. “Thiết kế unisex của Vespa thật tài tình, đàn ông mặc com lê, phụ nữ mặc váy khi lái Vespa đều thanh lịch và đẹp. Không chỉ trở thành hình ảnh bất tử trong bộ phim nổi tiếng “La Dolce Vita” của đạo diễn Fellini, được ban nhạc Beatles yêu mến, Vespa còn tạo nên những ảnh hưởng sâu sắc về văn hóa và xã hội.



Vespa được coi là một phần của lịch sử thiết kế, ý tưởng mang tính cách mạng lớn lao, đưa yếu tố con người là trung tâm của ý tưởng sáng tạo, đã tạo ra một sản phẩm xứng đáng được coi là một trong những đỉnh cao của ngành thiết kế công nghiệp.

Ngoài Vespa, danh sách 12 sản phẩm huyền thoại làm nên lịch sử trong 100 năm qua là máy tính Mac năm 1984 của Apple, hệ thống âm thanh stereo 2400 năm 1979 của Bang & Olufsen, máy bay Airbus A380, thang máy cuốn, động cơ phản lực đầu tiên của Frank Whittle.

Hiện tại chiếc Vespa 98 mẫu xe nguyên thủy đầu tiên của Vespa sẽ được trưng bày trong 20 ngày tại trung tâm văn hóa Ý địa chỉ số 18 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội trước khi được đưa trở lại Bảo tàng Piaggio tại Pontedera, Ý vào cuối tháng 8 này.

Phương Linh

kynam