1. Năm thu hồi kỷ lục của các hãng xe
Với gần 1 chục triệu xe phải thu hồi, năm nay có thể được coi là một năm kỷ lục về số lượng xe dính lỗi kỹ thuật và phải sửa chữa của tất cả các hãng.
Đứng đầu trong danh sách đen này là Ford. Hãng này đã phải thực hiện 3 đợt thu hồi vào tháng 4, tháng 8 và tháng 12 với số lượng tổng cộng hơn 5 triệu xe các loại. Đây thực sự là một kỷ lục đáng buồn cho Ford và cho ngành công nghiệp xe hơi Mỹ.
Tiếp đến là Volkswagen với hơn 1 triệu chiếc New Beetle và Passat. Không bị dính đến con số hàng triệu nhưng ba đợt thu hồi liên tiếp vào tháng 9,10 và 11 với tổng cộng hơn 700.000 chiếc cũng khiến hãng xe nổi tiếng về uy tín và chất lượng Toyota phải xem xét lại vấn đề chất lượng của mình.
2. Cuộc đua công nghệ và giá cả
Năm 2007 chứng kiến cuộc đua không ngừng nghỉ về công nghệ sạch và an toàn giữa các ông lớn trong ngành chế tạo xe hơi. Các triển lãm quốc tế từ lớn tới nhỏ đều là cơ hội để các hãng phô diễn những mẫu xe thân thiện có khả năng tiết kiệm nhiên liệu cao và có lượng khí thải thấp hoặc thậm chí không có khí thải như xe sử dụng động cơ chạy bằng khí hydro.
Triển lãm Geneva vào tháng 3, Frankfurt tháng 9 rồi Tokyo tháng 10 cho thấy tất cả các hãng kể cả những hãng vốn nổi tiếng với những loại động cơ “uống xăng” đều phải lao vào cuộc đua tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải.
Trong cuộc đua này, có vẻ như các nhà sản xuất Châu Á đã nhanh chân hơn với những công nghệ như động cơ diesel có đầu lọc khí thải, Bioethanol, Biodiesel chiết xuất từ thực vật thay cho xăng, phát triển động cơ chạy pin nhiên liệu.
Không chỉ có các hãng tên tuổi của Nhật như Toyota, Honda, Mazda, Mitshubishi mà các nhà sản xuất non trẻ của Malaysia, Trung Quốc cũng bắt đầu cho thấy tham vọng và khả năng chế tạo các mẫu xe hybrid.
Tuy chậm chân hơn một chút, nhưng các ông lớn Mỹ và Châu Âu đều tỏ ra không hề thua kém với những bước tiến đáng nể về công nghệ sạch cùng những mẫu xe “xanh” tiện dụng.
Bên cạnh cuộc đua công nghệ, còn có một cuộc đua khác thầm lặng hơn nhưng không kém phần căng thẳng, đó là cuộc đua giữa những mẫu xe giá rẻ. Tuyên bố sẽ tung ra thị trường mẫu xe có giá chưa đầy 2.500 USD của hãng xe Ấn Độ Tata đã gây sốc trên toàn thế giới.
Các ông lớn như
Bên cạnh Tata, các hãng xe Trung Quốc cũng cho thấy các ưu thế của mình tại các thị trường đang phát triển với những mẫu xe kiểu dáng đẹp và giá rẻ dù chất lượng chưa cao.
3. Hành trình chinh phục ngôi vị số 1 của Toyota
Sự lớn mạnh không ngừng về mọi mặt của Toyota cùng với quá trình suy thoái kéo dài của gã khổng lồ General Motors trong hai thập niên vừa qua giúp cho hãng xe đến từ Nhật Bản tiến những bước vững chắc trong hành trình chinh phục ngôi vị số 1 trong ngành công nghiệp xe hơi.
Trong quý I năm 2007, với doanh số 2,35 triệu chiếc, Toyota đã lần đầu tiên vượt qua GM. Sau đó, Toyota tiếp tục lập kỷ lục về lợi nhuận trong quý II và quý III với tổng giá trị lên tới 8,1 tỷ USD. Trong khi đó, nếu quý II GM còn có chút lãi “tinh thần” trị giá 891 triệu USD thì quý III hãng này phải công bố khoản thua lỗ 38,6 tỷ USD (bao gồm cả chi phí cải tổ, tái cơ cấu).
Cho tới nay, tính về doanh số GM vẫn cao hơn một chút. Tuy nhiên, việc đang mất dần vị thế tại thị trường Mỹ cùng với sự leo thang của giá dầu, viễn cảnh GM mất ngôi vị số 1 sau 75 năm không có đối thủ không còn xa.
Hiện,
4. Tham vọng bành trướng của các hãng xe Trung Quốc
Tuy còn non trẻ nhưng trong năm qua, các hãng xe Trung Quốc đã khiến các ông lớn phương Tây phải để ý tới những bước phát triển cùng tham vọng chinh phục thị trường thế giới của mình.
Việc Chery Automobile, hãng xe Trung Quốc đầu tiên xuất xưởng chiếc xe thứ 1 triệu vào tháng 8 vừa qua đã gây rất nhiều sự chú ý. Sự kiện này không chỉ khẳng định vị thế số 1 của Chery tại Trung Quốc mà còn đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc Chery trên thị trường thế giới.
Trong thời gian qua, Chery liên tục hợp tác với các đại gia hàng đầu thế giới như Johnson Controls, Delphi, PPG Group và Exxon Mobile Chemical để nâng thêm vị thế cho mình. Bên cạnh đó, để mở rộng đường sang Châu Âu và Mỹ, Chery đã ký kết hợp tác với Fiat của
Hiện nay, với 14 nhà máy trên toàn thế giới, hàng năm hãng này có thế xuất xưởng 400.000 chiếc và sắp tới sản lượng hàng năm của Chery có thể sẽ đựơc tăng lên 700.000 chiếc.
Không chỉ Chery mà các hãng Trung Quốc khác có quy mô nhỏ hơn như BYD, Shuanghuan cũng đang ráo riết thực hiện tham vọng đặt chân và chinh phục thị trường Âu Mỹ.
5. Cuộc chia tay đắng cay của hai ông lớn Mỹ
Trong khi các hãng Châu Á mà tiêu biểu là
Để bù đắp phần nào khoản lỗ khổng lồ 12,7 tỷ trong năm 2006, tháng 3 vừa qua, Ford đã bán 92% cổ phần Aston Martin cho các nhà đầu tư Anh và Kuwait với giá 848 triệu USD. Việc buộc phải từ bỏ nhãn hiệu hạng sang đang ăn nên làm ra này thực sự không dễ dàng đối với Ford.
Tuy nhiên, thua lỗ trầm trọng cùng những khó khăn trong việc điều hành quá nhiều thương hiệu khiến Ford không có sự lựa chọn nào khác. Ngoài ra, Ford cũng đang cân nhắc và tìm đối tác để bán thêm Jaquar và Land Rover. Ngay cả Volvo, một trong những nhãn hiệu duy trì được sự phát triển ổn định cũng có nguy cơ bị rao bán.
Gần giống như Ford, Daimler-Benz cũng buộc phải từ bỏ tham vọng bá chủ và chia tay “trái đắng” Chrysler với cái giá bèo bọt 7,4 tỷ USD. Sự kết hợp từng được coi là “như trong mơ” giữa hãng quý tộc Đức với hãng bình dân Mỹ này thực sự là một sai lầm lớn khiến Daimler-Benz điêu đứng.
Sau 9 năm sát nhập, không những không mở rộng được thị trường, danh tiếng và thị phần của Daimler-Benz còn bị giảm trong khi vẫn phải còng lưng lên gánh các khoản thua lỗ của Chrysler.
Chính vì thế, dù phải bán 80% cổ phần Chrysler cho quỹ đầu tư Cerberus với cái giá bằng 1/5 số tiền đã bỏ ra nhưng Daimler-Benz cũng phải chấp nhận để cứu mình khỏi vũng lầy Chrysler. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng trên thực tế Daimler-Benz chỉ nhận được có 1,4 tỷ USD, số còn lại Cerberus dùng để trả nợ cho Chrysler và tái đầu tư vào hãng xe này.
Khánh Hoà