Ngay từ khi xe máy, xe hơi xuất hiện, người ta đã nghĩ ngay đến việc trang bị cho mỗi chiếc xe một chiếc còi để làm phương tiện giao tiếp giữa những người đi xe trên đường, và giữa người đi xe với người đi bộ. Nó là một thiết bị cần thiết góp phần tránh tai nạn và giúp giao thông thông suốt. Ấy vậy mà không phải khi nào người ta cũng sử dụng nó một cách hợp lý. Việc bấm còi bừa bãi từ lâu đã trở thành một tác nhân góp phần không nhỏ làm cho giao thông đô thị ở Việt
Ngày nào cũng vậy, tan giờ làm việc tôi lại phải đi qua con phố La Thành chật chội và đông đúc. Cứ vào giờ cao điểm là ở đây có tắc đường. Thôi thì đành chấp nhận, phố chật người đông sao tránh khỏi ùn tắc. Nhưng điều hay làm tôi khó chịu nhất không phải là chờ đợi mà là những tiếng còi xe. Cả một dòng người chen nhau nhích đi từng mét, ai cũng thấy rằng không thể đi nhanh hơn cho người phía sau đi tiếp, ấy vậy mà người ta cứ liên tục bấm còi thúc giục. Xen trong những tiếng máy nổ là những hồi còi inh ỏi, thậm chí còn có cảm giác thứ âm thanh ấy còn lấn át đi cả tiếng máy nổ kia. Cảnh tắc đường vì thế mà càng trở nên rối beng. Người tham gia giao thông vốn bực tức vì ùn tắc càng trở nên căng thẳng và bực tức hơn…Ấy vậy mà người ta vẫn bấm còi!
Người xe lẫn lộn, mạnh ai người nấy đi...và đua nhau bóp còi!
Thói quen bấm còi không đúng lúc đúng chỗ ấy không chỉ diễn ra khi có tắc đường mà nó còn diễn ra ngay trên những tuyến phố rất thông thoáng. Một chàng trai trẻ ăn mặc bảnh bao đi xe máy vừa lạng lách vừa không ngớt bấm còi cứ như thể đang truy đuổi cướp. Một người phụ nữ trung tuổi cứ vài giây lại bấm còi ra hiệu mặc dù cách xe phía trước đến cả chục mét. Một người đàn ông đi trên một chiếc xe hơi sang trọng liên tục bấm còi như thể sợ người khác quệt vào xe của mình…Những tiếng còi ấy cứ thi nhau rộ lên, liên tục và nhức tai. Ấy vậy mà người ta vẫn bấm còi!
Giờ tan tầm, đường tắc...và những chiếc xe máy vô tư đi lấn làn đường kèm theo tiếng còi không ngớt! Ảnh: Đình Quý
Nửa đêm, cả khu phố vừa tĩnh lặng trở lại chưa được bao lâu, người người vừa đi ngủ thì chợt những âm thanh chói tai liên hồi của tiếng còi xe làm mọi người tỉnh giấc. Ngó qua cửa sổ thì thấy một người đàn ông trên chiếc xe máy vẫn miệt mài bấm còi, dù phía trước chẳng còn ai đi lại…Tờ mờ sáng, khi mà mấy bác cao tuổi hàng ngày vẫn dậy sớm chạy thể dục vẫn chưa tỉnh giấc thì đột nhiên cả khu phố lại bị đánh thức bởi một hồi còi lớn không kém, cất lên, vụt tắt rồi lại cất lên thảm thiết. Ngó qua cửa sổ thì thấy một người phụ nữ chạy chợ đang ra sức bấm còi, dù trên đường cũng chỉ có một hai người đi bộ…Ấy vậy mà người ta vẫn bấm còi!
Kế bên căn nhà lụp xụp của tôi là một tòa nhà to gấp cả chục lần mới xây cách đây chưa lâu của một đôi vợ chồng giàu có. Tòa nhà to ấy có cả một chiếc gara thật rộng và một chiếc cổng thật cao. Mỗi khi đi làm về anh chồng lại có thói quen bấm còi để gọi vợ ra mở cổng, mở gara, bấm cho đến khi nào cô vợ xuất hiện mới thôi. Cả khu phố chật chội nhà tôi vì thế mà hôm nào cũng được nghe thứ âm thanh không mấy dễ chịu từ chiếc xe của đôi vợ chồng ấy. Đau đầu nhất là khi anh chồng về mà cô vợ đi vắng hoặc đang bận việc trong nhà không ra ngay được…Ấy vậy mà anh ta vẫn bấm còi!
Tôi có một anh bạn người Mỹ có tên là James Wayland. Anh bạn tôi sang Việt
Vậy chúng ta phải làm gì? Đành rằng ý thức người tham gia giao thông mà được nâng cao thì cái còi sẽ không phải chịu tội nặng như vậy. Nhưng sẽ không có chuyện thay đổi được điều đó bằng lời nói. Pháp luật mới là công cụ hữu hiệu. Nên chăng luật Giao thông đường bộ quy định những loại xe tải, xe khách cỡ lớn phải được trang bị kèm thêm một chiếc còi cỡ nhỏ sử dụng trong phố xá, hay nâng cao mức phạt và xử lý nghiêm hơn các lỗi về sử dụng còi xe sai quy định. Hệ thống biển báo cấm còi có lẽ cũng phải được làm to hơn, rõ hơn và nhiều hơn? Nhưng hãy bắt đầu từ phía bạn và tôi. Hãy chỉ bấm còi khi cần!
Dương Vũ