Tản mạn về chuyện khỉ năm Thân

Admin
(Autovina) - Khỉ được coi là linh trưởng gần giống với loài người nhất, và xung quanh chúng cũng có rất nhiều câu chuyện thú vị

Hồi còn nhỏ trẻ em thường bị hấp dẫn khi thấy con khỉ lớn bằng con chó mặc áo đỏ, đội mũ biểu diễn.... Ý niệm về khỉ của tuổi thơ thời ấy đôi khi chỉ giới hạn qua các câu nói vui đùa “đồ khỉ, làm trò khỉ, mặt nhăn như khỉ ăn gừng, rung cây nhát khỉ, làm lắm trò con khỉ…”

chuyện khỉ năm thân

Khỉ bắt chước rất tốt, có nhiều mẩu chuyện ngày xưa trẻ em được kể về khỉ như: Thấy người nhóm lửa nấu cơm, khỉ cũng bắt chước nhưng đem mồi lửa lên nóc nhà. Trong phim Tarzan ta thấy chú khỉ đột bắt chước người cầm đuốc đốt nhà của thổ dân da đỏ. Thấy chủ cạo râu trước khi đi làm, khỉ cũng bắt chước, nhưng lại bị rách da chảy máu đầy mặt... vì khỉ hay làm "trò khỉ" nên người nuôi luôn phải nhốt hoặc xích cẩn thận.

tây du ký

Trong y học, con khỉ được dùng làm thuốc. Khỉ đi vào đời sống văn hóa người châu Á qua năm thân, tháng thân, ngày thân, giờ thân. Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam, khỉ cũng được người đời nhắc đến như: "Trời sinh con khỉ ở lùm. Chuyền qua chuyền lại rớt ùm xuống sông" hoặc "Khỉ bồng con lên non kiếm trái. Cảm thương nàng phận gái mồ côi."

Chuyện ly kỳ về khỉ

chuyện khỉ năm thân

Lớn lên khi trẻ con đi học biết đọc và ham thích đọc chuyện Tây Du Ký, kể chuyện ba thầy trò Tam Tạng đi thỉnh kinh ở Tây Trúc, đường xa vời vợi thời đó hạ giới còn yêu quỷ, nhiều tài năng biến hoá cản trở việc đi thỉnh kinh của Tam Tạng.

Câu chuyện hơi hoang đường, Tôn Hành Giả là con khỉ ở núi cao được sinh ra từ lòng một hòn đá, biết nói tiếng người muốn sống trường sinh bất tử, rời động Thủy Liêm xuống núi đi tìm thuốc trường sinh, may mắn gặp Tô Sở Thần thâu nhận làm đệ tử, truyền dạy võ thuật và các phép thần thông biến hóa. Thành tài Tôn ngộ Không không trở về cố quận, xuống thủy cung của Long Vương chiếm được vật báu Như Ý kim Cổ Bổng (làm cây thiết bảng) lên Thiên đàng uống rượu trộm loại trường sinh bất tử của Thái Thượng Lão Quân.., phá rối khắp nơi, nổi danh là Tề Thiên Đại Thánh lộng hành.

tây du ký

''Cao nhân tất hữu cao nhân trị''. Phật Tổ Như Lai chứng minh cho họ Tôn thấy sự mênh mông vô lượng của các pháp mà những kẻ ở cõi này không bao giờ vượt nổi, nếu chỉ loay hoay với tham vọng. Tề Thiên Đại Thánh dù thần thông biến hoá cũng không chạy khỏi bàn tay của Đức Phật Như Lai úp bàn tay xuống tạo Ngũ Hành Sơn ngàn cân giam cái tham vọng của họ Tôn lại. Nhưng Ngài cũng biết rằng, chẳng có núi cao biển sâu nào giam được tham vọng của con người nếu con người không tự tu thân. Ngài cũng để một lối thoát cho sự ăn năn hối cải cho Tề Thiên. Một ngày đẹp trời, thầy Đường Tăng Tam tạng đi ngang qua đã thâu nhận Tề Thiên làm đệ tử, cứu ra khỏi ngũ hành đè trên lưng, nhưng Ngài phòng ngừa tính khỉ thích vui chơi, phá rối nên gắn trên đầu vòng Kim cô.

Hình tượng King Kong thời đại

chuyện khỉ năm thân

Lớn lên chút nữa trẻ nhỏ lại nhớ đến khỉ bởi hình tượng trong Phim King Kong đã làm cho nhiều người say mê. Người dựng phim cho con khỉ Gorin có nhiều cảnh tàn bạo nhưng thật sự con khỉ Gorin sống dịu dàng điềm đạm thân thiện. Bà Diana Fossy đã sống giữa bầy Gorin chưa bao giờ bị chúng tấn công. Khi gặp người lạ chúng thường đứng thẳng trên hai chân sau, hai chân trước (2 tay) đập vào ngực nó và phát ra tiếng rống thật to để đe dọa đối phương. Khỉ Gorin cố gắng tránh các cuộc ẩu đả và chỉ giương oai, giểu võ thôi.

king kong

Chúng thường chạy lướt qua nhau nhổ bật rễ các cây con để thị uy. Gorin Loại khỉ đột này cao 1,80 m; nặng 180 Kg hoặc nhiều hơn (nhưng những con sống ở bờ biển lông ngắn màu nâu không to lớn bằng những giống ở rừng) mỗi ngày 3 giờ tìm thức ăn, 4 giờ để ăn, thì giờ còn lại vui chơi hay ngủ. Khỉ đực Gorin nặng tới 275 kg, con cái nặng 100 kg, thời gian mang thai 251 đến 289 ngày, sinh con nặng 2 kg. Tuổi thọ 60 tuổi. Gorin chỉ ăn thảo mộc, măng, rễ, bẹ non, trái và lá cây.

Nét đẹp của khỉ

chuyện khỉ năm thân

Đôi má hồng dường như đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm bạn đời của linh trưởng (trong đó có con người). Ít nhất ở loài khỉ nâu rhesus macaque, con cái bị cuốn hút nhiều hơn bởi những con đực có khuôn mặt mang sắc đỏ. Một nhóm người Anh nghiên cứu đã thử nghiệm trên 24 con khỉ nâu rhesus macaque đực. Họ sử dụng máy tính để biến hình ảnh khuôn mặt chúng từ trắng xanh sang ửng đỏ và cho 6 con cái xem. Họ nhận thấy những con cái dừng lại lâu hơn trên khuôn mặt hồng hào và có hành động như chép miệng thể hiện sự thích thú. Giả thuyết rằng con cái bị hấp dẫn bởi màu sắc của con đực thực ra đã được nhà sinh vật học Charles Darwin đề cập năm 1876.

chuyện khỉ năm thân

Theo các nhà khoa học, má hồng chứng tỏ hàm lượng testosterone cao ở con đực, cũng đồng nghĩa với hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh và bộ gene tốt. "Những con khỉ có vẻ mặt hồng hào nhất trong các loài thú. Không ai biết rõ vì sao nhưng nó có thể đóng vai trò trong cuộc cạnh tranh giành bạn tình giữa các con đồng giới", người đứng đầu nhóm nghiên cứu Corri Waitt tại Đại học Sterling, Anh, Các nhà khoa học cho rằng khuôn mặt hồng hào cũng là một đặc điểm hấp dẫn ở con người. Điều đó có thể lý giải vì sao phụ nữ dùng mỹ phẩm để làm đỏ môi và hồng má.

Nhiều nơi còn ăn thịt khỉ

chuyện khỉ năm thân

Nhiều quốc gia ở Phi châu và Nam Mỹ họ săn bắt các loại khỉ để ăn thịt, dẫn dến nguy cơ tiệt chủng. Ở Á Đông cho rằng thịt khỉ bổ máu, cường dương. Đông y còn dùng xương khỉ để nấu cao khỉ chữa trị được nhiều bệnh. Thời Từ Hi Thái Hậu (Kaisserin witwe Cixi) Thái Hậu lựa chọn thức ăn đại bổ như "Trảm mã trà " và " Não hầu / múc óc khỉ ".

"Bọn Thái Giám múc nước sôi tạt vào đầu con khỉ. Con khỉ bị nóng lấy tay gãi tuốt hết lông đầu, và họ bỏ con khỉ vào thùng có khoét lỗ tròn vừa đầu con khỉ nhô lên, lấy dao bén vạt ngang óc khỉ lòi ra lấy thìa múc óc bỏ một thứ thuốc dâng cho Thái hậu " (tác phẩm Từ Hi Thái Hậu của Mộng Bình Sơn).

Món ăn dã man này ngày nay còn lại trong giới nhiều tiền ăn chơi tại Trung Quốc! Ở Tây phương giới y khoa chỉ dùng khỉ trong các việc thí nghiệm, nuôi khỉ trong sở thú để mọi người chiêm ngưỡng. Các loài Khỉ đột, Tinh tinh và Đười ươi hoang dã đang trong nguy cơ bị tuyệt chủng vì vừa bị săn bắt, vừa chịu ảnh hưởng của việc tàn phá rừng.

Linh Đan