Các trường
hợp bị áp giá và ấn định thuế, gồm các cơ sở sản xuất, kinh doanh xe ôtô, xe
máy bán sản phẩm cho người tới người tiêu dùng với giá ghi giá trên hóa đơn
thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường. Bên cạnh đó, các cơ sở
kinh doanh làm đại lý của hãng sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy trong nước bán sản
phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng với ghi giá trên hóa đơn theo giá niêm yết hãng
nhưng thấp hơn giá giao dịch thực tế trên thị trường cũng nằm trong diện bị áp
giá và thuế.
Cơ sở để cơ
quan thuế áp giá bán và ấn định thuế, gồm số liệu do cơ sở kinh doanh khai báo
về doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp các kỳ kê khai trước; tổ
chức, cá nhân có liên quan đến cơ sở kinh doanh; các cơ quan quản lý nhà nước
khác (cơ quan hải quan, Trung tâm thẩm định giá thuộc Sở Tài chính tỉnh, thành
phố, Sở Công thương…) và Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA)...
Ngoài ra, cơ
quan thuế cũng tiến hành tham khảo giá mua, giá bán ôtô, xe máy, số thuế phải
nộp của cơ sở kinh doanh có cùng quy mô tại địa phương hoặc ở địa phương khác
có cùng mặt hàng. Đồng thời, tham khảo giá xe ôtô, xe gắn máy trên các phương
tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, bản tin thị trường, website...
Hằng năm, các
cơ sở sản xuất, kinh doanh ôtô, xe máy phải thống kê số lượng xe bán ra thị
trường để gửi cho cơ quan thế. Các dữ liệu cần phải báo cáo gồm tên xe, chủng
loại, đời sản xuất, số lượng bán ra trong tháng, tổng lượng bán ra trong kỳ;
tổng số xe bán lẻ và xuất cho đại lý bán hưởng hoa hồng; giá thanh toán theo
hóa đơn bán lẻ và xe bán buôn giao cho đại lý hưởng hoa hồng.