Sau sự thành công mạnh mẽ
của mẫu sedan Genesis trong năm 2008 tại tất cả những thị trường lớn mà đặc biệt
là Bắc Mỹ, giới truyền thông cũng như hầu hết những ai quan tâm tới lĩnh vực ô
tô đều rất kỳ vọng vào mẫu Equus trong năm 2009. Và Hyundai Equus cũng chính thức
xuất hiện, những fan của Hyundai thực sự “vỡ òa” trong cảm xúc, với những gì họ
được nhìn, được chạm và cảm nhận, thực sự Equus đã tạo cho họ một niềm tin thực
sự về khả năng đứng ngang hàng với những tên tuổi hàng đầu trong phân khúc xe hạng
sang cao cấp.
Từ Centennial đến Equus: Bước lột xác hoàn hảo…
Đây không phải lần đầu
cái tên Equus được biết đến, bởi ngay từ năm 1999 Hyundai đã bắt tay cùng với
Mitsubishi để tạo ra mẫu Full-size sedan nhằm cạnh tranh trực tiếp với
Mercedes-Benz và BMW tại thị trường Hàn Quốc. Và nếu tính riêng thị trường Hàn
Quốc, mẫu xe đã thực sự có những thành công lớn. Thế hệ đầu tiên của Equus do
Mitsubishi đứng ra chịu trách nhiệm thiết kế và được gắn mác Mitsubishi tại thị
trường Nhật Bản kèm theo tên gọi riêng Dignity. Còn tại thị trường Hàn Quốc,
Trung Quốc, Trung Đông mẫu xe có tên gọi Hyundai Centennial. Centennial tuy có
kích thước khá cạnh tranh với những tên tuổi lớn như Mercedes-Benz S-Class hay
BMW 7 Series. Nhưng chỉ với hệ dẫn động cầu trước, thiết kế hơi lạc hậu cùng những
tiện nghi hạn chế, Centennial đã mờ nhạt hơn từ những năm 2004-2005.
Hyundai đã có trung tâm
thiết kế và nghiên cứu công nghệ tại
Hyundai đã xây dựng hình
ảnh Genesis theo mong muốn: kích thước của 7 Series, vận hành của 5 Series và
giá của 3 Series! Bởi vậy kích thước Equus - một đẳng cấp mới có nhỉnh hơn nhiều
so với những đối thủ được coi là cùng phân hạng như Lexus LS460L, BMW 7 Series
hay Mercedes-Benz S-Class cũng là điều dễ hiểu.
Sẽ thật không công bằng
với Hyundai Equus khi một số báo giới cho rằng, thiết kế này mượn nhặt khá nhiều
từ các đàn anh. Với một mẫu xe hạng sang “sinh sau đẻ muộn”, cùng mong muốn thỏa
mãn tối đa nhu cầu khách hàng của Hyundai thì Equus không thể có cái gì quá đột
phá được, Equus sẽ phải chịu ảnh hưởng không nhỏ từ những đường nét vốn dĩ quá
quen thuộc của các hãng tên tuổi. Nhưng điều quan trọng đâu nằm ở đó, sẽ là Equus
khi xuất hiện trên phố, một cái thoáng nhìn từ phía trước, phía sau hay ngang
xe cũng đủ mọi người nhận ra đây là Hyundai chứ không bị nhầm lẫn với bất kỳ
chiếc xe sang trọng nào khác.
Tiện nghi thừa thãi cho một mẫu sedan sang trọng…
Hyundai Thành Công nhập
khẩu và phân phối Equus tại Việt
Toàn bộ xe được trang bị hệ thống âm thanh CD MP3 6 đĩa cùng 17 loa
Lexicon mắc theo chế độ 7.1, cho một âm thanh trung thực như rạp hát. Toàn bộ
thông tin về xe, âm thanh, đàm thoại được hiển thị thông qua một màn hình lớn
ngay giữa tap-lô và được điều khiển thông qua núm xoay, ấn ngay phía dưới hộp số.
Ngoài ra lái xe cũng có thể điều khiển thông qua các phím tích hợp trên vô
lăng. Vô lăng Equus được điều khiển điện 4 hướng với hành trình lớn phù hợp với
hầu như các kích cỡ người lái. Hai ghế trước đều được điều khiển điện 12 hướng
cùng nhớ tới 2 vị trí gồm cả nhớ vị trí vô lăng, các vị trí ghế được tích hợp hệ
thống massage - điều khiển qua nút bấm tại ghế hoặc điều khiển riêng. Ngoài ra
toàn bộ xe được trang bị hệ thống điều hòa tự động 4 vùng khí hậu, phục vụ nhu
cầu khác nhau cho từng vị trí ghế. Một tiện nghi cao cấp và hữu ích nữa của
Equus chính là màn hình 3,5 inch nằm chính giữa bảng đồng hồ công-tơ-mét hiển
thị đa tính năng rõ rét, dễ quan sát.
Cũng như một số mẫu xe hạng sang, đẳng cấp khác, Hyundai cũng tạo những tiện nghi cao cấp nhất cho vị trí bên phải hàng ghế sau (vị trí của ông chủ). Khi ngồi vị trí này chúng ta có thể điều khiển di chuyển ghế phụ phía trên để có được không gian phù hợp nhất. Tại lưng ghế trước có sẵn một bàn gấp lớn có khả năng đặt laptop hay tài liệu, các ông chủ có thể sử dụng thời gian đi đường để làm việc. Ngoài ra bộ điều khiển bên trái có khả năng can thiệp vào hệ thống âm thanh tổng của xe, điều chỉnh điều hòa, massage… Còn nếu “ông chủ” muốn có một không gian riêng tư cho hàng ghế sau thì cũng chỉ cần thao tác ấn nút, toàn bộ hệ thống rèm cửa sẽ tự động che lên, hạ xuống… Một trang bị cao cấp cũng ít thấy trên những mẫu sedan hạng sang cao cấp là việc Hyundai trang bị kính cách nhiệt và cách âm nhiều lớp, một lý do không nhỏ giúp nhiệt độ trong xe được duy trì ổn định cùng việc cách âm cho xe ở mức hoàn hảo.
Màn hình LCD điều khiển hệ thống âm thanh ở khu vực hàng ghế sau.
Một vài hệ thống an toàn
tiêu chuẩn trên Equus có thể kể đến như: hệ thống quản lý ổn định cho xe VSM, hệ
thống cảnh báo chuyển làn đường LDWS, hệ thống điều khiển hành trình thế hệ thứ
3 (TGS CC), hệ thống an toàn chủ động Pre-Safety (hệ thống này sẽ hoạt động
trong tình huống được cho rằng nguy hiểm, màn LCD sẽ nhấp nháy, dây an toàn tự
động xiết chặt…). Equus cũng sử dụng công nghệ chiếu sáng thông minh tự động mở
rộng góc chiếu khi ôm cua AFLS. Một số hệ thống an toàn khác cho xe nữa: hệ thống
chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ phanh khẩn cấp
BA, hệ thống phanh tay điện tử, cùng hệ thống túi khí quanh xe đảm bảo an toàn
tối đa cho tất cả các vị trí.
Động cơ V8 4.6 Dual VCCT - Niềm tự hào của Hyundai
Lần đầu tiên một động cơ
mang thương hiệu của Hàn Quốc lọt vào danh sách 10 động cơ tốt nhất năm của tạp
chí uy tín hàng đầu về bình chọn động cơ cho ô tô - AutoWorld Magazine. Đó là động
cơ Tau V8 4.6L - Động cơ V8 tốt nhất của năm 2009. Quả thực đây không chỉ là niềm
tự hào của Hyundai mà nó còn đánh dấu mốc quan trọng cho “màu cờ sắc áo” Hàn Quốc.
Trong nhiều năm liền 10 động cơ của năm này chỉ là sự chia sẻ của 3 cường quốc
xe hơi: Đức, Mỹ và Nhật, và với việc ghi tên vào danh sách, Hyundai đang thực sự
tạo sự thách thức lớn với các tên tuổi lẫy lừng.
Động cơ V8 4.6 Dual VCCT
được Hyundai sử dụng trên cả Genesis sedan và Equus. Ngoài ra Hyundai còn giới
thiệu thêm lựa chọn động cơ Lambda V6 3.8L trên Equus. Toàn bộ sức mạnh động cơ
được truyền xuống cầu sau thông qua hộp số tự động 6 cấp. Theo những con số
Hyundai công bố, động cơ V6 3.8L chỉ tiêu thụ trung bình khoảng 10,6 lít/100
km, còn bản V8 4.6L tiêu thụ khoảng 11,36 lít/100 km.
Một lợi thế nữa của
Equus khi chạy tại đường sá Việt Nam, đặc biệt trong mùa ngập lụt đó là cửa hút
gió kép đặt ngay sát nắp capô thay vì làm trúc xuống để nhận luồng gió từ gầm
đi lên như một số hãng xe cao cấp khác vẫn hay làm.
Sau vô lăng Equus 2010 - “Sướng” cho phong cách người
Á Đông
Một ngày cuối tuần đẹp
trời - chỉ sau vài ngày Hyundai Equus chính thức được giới thiệu tại Việt
Chạy xe ngoài phố ở tốc độ 50 km/h, Equus thể hiện một sự cách âm hoàn hảo. Chỉ một tiếng động nhẹ phát ra từ mô-tơ rung của chiếc điện thoại cũng có thể khiến ai đó trên xe giật mình. Và nếu thực sự bạn ghét cái sự tĩnh lặng “quá đáng” thì âm thanh phát ra từ 17 chiếc loa Lexicon cho một bản nhạc nhẹ chắc hẳn sẽ làm bạn hài lòng. Equus sử dụng hệ thống treo khí nén, bởi vậy người ngồi trên xe gần như không có được cảm nhận sự rung, giật khi qua mặt đường mấp mô, ngay cả khi xe phóng qua sống trâu ở tốc độ 40-50 km/h.
Khi chạy xe ở dải tốc độ
linh hoạt 30-80 km/h. Chúng tôi nhận thấy một vài nhược điểm của Equus, đôi
chút bất hợp lý khi sử dụng động cơ V8 4.6L cùng hộp số tự động 6 cấp. Có lẽ hộp
số tự động 6 cấp không khỏa lấp được sức mạnh phát ra từ động cơ 4.6L. Đôi lúc
cần vọt nhanh, vòng tua động cơ phải làm việc tại dải 5.000 - 6.000 vòng/phút,
khiến trong khoang xe có đôi chút cảm nhận về độ ồn từ động cơ dội vào. Ngoài
ra khả năng ngắt côn chuyển số tự động chưa thực sự hoàn hảo khi đạp hết ga, vị
trí “ông chủ” vẫn có những cảm nhận hơi giật.
Hệ thống lái của Equus có lẽ đã được Hyundai chăm chút rất kỹ. Vô lăng luôn cho cảm nhận đầm, chính xác tại mọi tốc độ. Đặc biệt ở tốc độ cao (80-100 km/h), lái xe hoàn toàn có thể tự tin ôm cua hay tránh trướng ngại vật bất ngờ một cách đơn giản.
Trong phân khúc xe hạng
sang, cao cấp, giá rẻ chưa chắc đã là yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành
công. Điều quan trọng có lẽ chính là đẳng cấp có được khi khách hàng sở hữu chiếc
xe đó. Equus đã thực sự tạo ra đẳng cấp dưới một thương hiệu non trẻ Hyundai.
Điều này chắc hẳn sẽ còn phải thêm yếu tố về thời gian quyết định. Nhưng với những
gì Hyundai đã và đang làm, các “đại gia” hãy dè chừng!
Bảng thông số kỹ thuật:
Dài x Rộng x Cao (mm): 5.160 x 1.890 x 1.495
Chiều dài cơ sở (mm): 3.045
Kích thước lốp: 240/50 R18
Động cơ: Tau
4.6L V8 Dual CVVT
Công suất cực đại (Hp): 375 @ 6.500 vòng/phút
Mô-men xoắn cực đại (Nm): 451 @ 3.500 vòng/phút
Giá tham khảo tại Việt