Bạn vẫn lái xe hàng ngày, nhưng bạn có chắc mình nắm rõ mọi thông số hay dấu hiệu chỉ báo của xe ? Dưới đây là một số tình huống thường gặp để bạn kiểm soát xe tốt hơn...
1. Các tình huống khi khởi động xe:
Trước khi bắt đầu lái xe, hãy chắc rằng bạn hiểu rõ các thông số trên bảng đồng hồ công tơ mét, máy đo tốc độ gốc...các chỉ báo và đèn cảnh báo trên bảng dụng cụ...Nếu có thông tin nào bạn còn thấy mơ hồ, hãy ngay lập tức tra cứu trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe.
Một số dấu hiệu đèn cảnh báo:
Khi bạn thấy xuất hiện đèn cảnh báo, nghĩa là đang có vấn đề nào đó với xe. "Đọc" các dấu hiệu này sẽ giúp bạn biết phải làm gì tiếp theo để bảo vệ động cơ và các thiết bị khác khỏi hỏng hóc, trục trặc.
Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:
Áp suất dầu thiếu (Ảnh: Perrys)
Cảnh báo ắc quy sắp cạn – nếu cảnh báo này xuất hiện khi xe đang vận hành chứng tỏ có sự cố xảy ra liên quan tới hệ thống ắc quy (Ảnh: Alfaworkshop)
Đèn cảnh báo ABS – Nó sẽ sáng lên khi có điều gì đó bất thường với hệ thống phanh Anti-lock Brake (hệ thống chống bó cứng phanh). Đèn này cũng sáng lên lúc xe vừa khởi động, nhưng sau đó sẽ tắt sau vài giây nếu hệ thống phanh này hoạt động bình thường (Ảnh: Denismahony)
Cảnh báo hệ thống phanh – thông báo sẽ được bật khi hệ thống vận hành phát hiện hệ thống phanh có vấn đề (Ảnh: Hitechreview)
Cảnh báo nhiệt độ – cảnh báo cho người điều khiển biết nhiệt độ của máy đã vượt quá mức cho phép, trong trường hợp này, bạn cần nhanh chóng dừng xe lại (Ảnh: Mentalfloss)
Một số xe có trang bị hệ thống chẩn đoán tích hợp OBD trên xe để thông báo cho lái xe biết khi xe gặp vấn đề. Hệ thống này không giống nhau ở các xe. Bạn cần tra cứu sổ tay sử dụng xe để nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo và có biện pháp xử lý kịp thời.
Những vấn đề cần lưu tâm khi khởi động xe:
Mỗi dòng xe khác nhau có cách khởi động khác nhau. Bạn nên đọc kỹ sổ tay sử dụng xe để chắc rằng bạn biết...khởi động xe đúng cách.
Hầu hết các dòng xe mới đều được trang bị thiết bị chống trộm như khóa vô lăng và khóa động cơ immobiliser. Những thiết bị này sẽ ngắt khi bạn mở khóa xe hoặc tra chìa khóa vào ổ.
Các xe chạy xăng có một van điều tiết không khí: van này giảm lượng khí tại hỗn hợp nhiên liệu/khí đi vào động cơ, giúp khởi động động cơ khi trời lạnh. Đa phần các dòng xe mới hiện nay đều sử dụng hệ thống van điều tiết này tự động nhưng với một số mẫu xe cũ, sử dụng loại van không tự động thì bạn phải biết cách sử dụng chúng khi cần.
Các xe chạy diesel có thể được trang bị thiết bị làm nóng trước để giúp khởi động động cơ: nếu bạn thấy đèn báo nhiệt độ dầu phát sáng, bạn chỉ nên khởi động xe khi đèn này tắt.
2. Để xe chạy êm ái và an toàn:
Khi bạn chuẩn bị cho xe chạy, hãy quan sát xung quanh và phía trước thật cẩn thận để chắc chắn xe có thể lăn bánh an toàn. Hãy quan sát qua gương chiếu hậu hai bên và trong xe để phát hiện nếu có người đi bộ hoặc các xe khác gần đó, và kiểm tra điều kiện mặt đường.
Mặc dù gương xe có thể giúp bạn quan sát diễn biến xung quanh xe, vẫn có những điểm mù nằm ngoài vùng phản chiếu của gương. Vì vậy bạn vẫn cần chủ động quan sát thêm ngoài việc chỉ sử dụng gương. Điều đó giúp bạn có một khởi đầu an toàn và thuận lợi.
Tìm hiểu về hệ thống MSM (Gương - Xi nhan - Chuyển động):
MSM (Gương - Xi nhan - Chuyển động) là bí quyết để bạn lái xe an toàn trên đường (Ảnh: Blog.midrive)
Bất cứ khi nào bạn chuẩn bị chạy xe, hãy luôn nhớ tới mô hình MSM (Gương - Xi nhan - Chuyển động) để giúp bạn và các xe khác an toàn trên đường.
* Hãy tập thao tác và thói quen "đá gương" để kiểm tra diễn biến xung quanh xe và bạn nên học cách quan sát cả 3 gương cùng lúc, thay vì chỉ tập trung vào hai gương chiếu hậu ở hai bên.
* Mỗi khi chuẩn bị cho xe rẽ, hãy bật đèn xi nhan trước đó một lúc để ra tín hiệu cho các xe khác về việc bạn chuẩn bị cua xe.
* Luôn giữ chắc tay lái trên đường.
Bạn có chắc mình đã chuyển số và phanh thành thạo ?
Nếu bạn sở hữu một chiếc xe số tự động, hãy chắc chắn bạn để chân vào bàn đạp phanh trước khi di chuyển cần số sang vị trí D (Drive) nếu không động cơ sẽ bị ngắt. Và chú ý nhà cả phanh tay.
Khi đã sẵn sàng khởi hành, hãy kiểm tra đường sá phía trước và đằng sau trước khi xe bắt đầu lăn bánh.
Đối với phanh tay, bạn cần lưu ý sử dụng phanh tay trong trường hợp đỗ xe và nhả phanh tay khi khởi động xe.
Bạn cần luyện tập kỹ năng kéo, thả phanh tay thành thạo (Ảnh: Vwvortex)
Thao tác "lái nguội":
Khi xe chưa chuyển động, đừng vội quay vô lăng khi chiếc xe vẫn chưa lăn bánh. Nếu bạn quay vô lăng, đây gọi là thao tác "lái nguội" và nó sẽ khiến lốp nhanh bị mòn và ảnh hướng tới cơ cấu vô lăng.
Kiểm tra các hệ thống kiểm soát lái:
Ngay sau khi xe bắt đầu đi chuyển trên đường, hãy kiểm tra các hệ thống kiểm soát lái trên xe xem chúng có hoạt động ổn định hay không.
* Chọn một điểm an toàn trên đường để kiểm tra phanh chân, phanh tay của xe.
Hết phần 1
Theo Safedrivingforlife