Việc đóng/ngắt điều hòa xe hơi được điều khiển bởi các cảm biến và công tắc như: Cảm biến nhiệt độ, công tắc áp suất, cảm biến ánh nắng mặt trời, nhiệt độ môi trường… trong đó công tắc áp suất được lắp ở phía đường cao áp của hệ thống điều hòa. Khi phát hiện áp suất không bình thường trong chu trình làm lạnh. Khi phát hiện áp suất không bình thường trong chu trình làm lạnh, hệ thống cảm biến sẽ ngắt ly hợp lốc lạnh để bảo vệ các bộ phận trong hệ thống.
Ngoài ra có nhiều dòng xe sử dụng hộp số tự động với bộ biến mô-men thủy lực, khi lưu thông vào giờ cao điểm, đường ách tắc,… sẽ làm nhiệt độ dầu của biến mô tăng cao do sự tăng giảm ga, phanh liên tục sẽ làm tăng ma sát trượt giữa các cánh biến mô với dầu thủy lực. Két làm mát dầu thủy lực được bố trí phía trước dàn nóng điều hòa, sẽ làm giảm khả năng làm mát dàn nóng, qua đó làm tăng áp suất gas trên đường cao áp và công tắc áp suất sẽ điều khiển đóng ngắt ly hợp liên tục.
Khi gặp trường hợp này nên vệ sinh làm sạch két dầu thủy lực, dàn nóng điều hòa. Ngoài ra cũng cần kiểm tra quạt làm mát dàn nóng có đảm bảo không, cánh có bị hư hỏng không. Nếu có cần kiểm tra lại khối lượng và loại gas đã sử dụng có đúng với quy định không vì nếu lượng gas nạp bổ sung lớn hơn quy định chắc chắn sẽ xuất hiện hiện tượng trên.
Ngoài ra, một khi động cơ quá nóng cũng là nguyên nhân khiến cho điều hòa tự ngắt. Trong hệ thống điều hòa không khí ô tô, người ta thường trang bị một số thiết bị bảo vệ tự động điều khiển việc ngắt máy nén nhằm tránh cho hệ thống điều hòa không khí khỏi bị hư hỏng nặng khi gặp sự cố bất thường như: Tắc, nghẽn trong đường ống dẫn hoặc bộ phận có ga lạnh đi qua; Việc giải nhiệt dàn ngưng không đảm bảo; Van áp suất bị lão hóa; Hệ thống điện điều khiển của điều hòa không khí bị trục trặc.
Còn rơ le tự ngắt (thermotas) lắp ở dàn lạnh tuy cũng điều khiển việc đóng, ngắt máy nén nhưng chức năng chủ yếu của nó là để tránh cho dàn bốc hơi không bị đóng băng. Vì vậy, cần kiểm tra kỹ lần lượt các nguyên nhân để xử lý kịp thời.