Đổ tràn bình xăng
Nếu bạn đổ đầy tràn bình, không có không gian cho xăng/dầu giãn nở, cả bạn và phương tiện đều có thể gặp nguy hiểm
Bình xăng luôn là một trong những bộ phận quan trọng và nguy hiểm nhất trên ô tô. Bởi vậy, các nhà thiết kế luôn có một vài quy tắc trong sản xuất bộ phận này để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Một trong số đó là khuyến cáo về mức nhiên liệu người dùng đổ vào. Mỗi bình xăng luôn có một mức nhất định mà người dùng không nên đổ quá vạch này vì xăng hay dầu có thể giãn nở vì nhiệt. Hay nói cách khác, nếu bạn đổ đầy tràn bình, không có không gian cho xăng/dầu giãn nở, cả bạn và phương tiện đều có thể gặp nguy hiểm.
Bơm lốp quá căng
Một số người dùng và nhất là đối với những người đang học lái xe ô tô bằng b2 hiểu lầm rằng lốp căng sẽ đi bốc hơn và nhanh hơn. Song, các chuyên gia khẳng định bơm lốp quá căng sẽ ảnh hưởng tới độ bền của lốp, làm giảm độ bám đường. Trong khi đó, nếu lốp quá non sẽ khiến cho lốp nhanh bị nóng, tăng sức cản và nhanh mòn hơn bình thường.
Do đó, lời khuyên được đưa ra là kiểm tra áp suất lốp ít nhất 1 tháng 1 lần để đảm bảo lốp đang được vận hành đúng chuẩn.
Không có thời gian khởi động xe trước khi lái
Cuộc sống bận rộn ngày nay khiến nhiều người quên đi công việc khởi động xe khi bắt đầu sử dụng mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên duy trì thói quen này, nhất là khi xe không được sử dụng thường xuyên.
Chạy xe khi gần hết xăng
Khi kim báo xăng chạm vạch đỏ, bình xăng vẫn còn nhiên liệu để cho bạn đi thêm một vài/vài chục cây số (tùy dòng xe). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bạn giữ thói quen chỉ mua xăng khi bình cạn kiệt. Các thợ cơ khí có kinh nghiệm lâu năm cho biết, động cơ, đặc biệt là động cơ dầu sẽ dễ hư hại nếu để xảy ra tình trạng hết nhiên liệu. Cụ thể hơn, nhiều chi tiết máy được thiết kế để ngập trong nhiên liệu chứ không chịu được ăn mòn do không khí lọt vào như kim phun, bơm, phớt.
Ngoài ra, lượng xăng cuối cùng có thể có cặn khiến động cơ hoạt động không tốt và giảm tuổi thọ.
Ít bảo dưỡng xe
Các garage sửa xe cho biết họ thường xuyên gặp phải tình trạng xe mang tới bảo dưỡng hoặc sửa chữa khi “bệnh” đã quá nặng. Nguyên nhân do người dùng, đặc biệt là giới trẻ, không có thói quen bảo dưỡng định kỳ. Điều này càng hay xảy ra đối với những người mua xe mới. Thay vào đó, họ chỉ mang xe tới cửa hàng khi gặp trục trặc. Và khi đó, lỗi kỹ thuật đã trầm trọng hơn.
Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra lọc gió, theo dõi nhớt xe, thay má phanh, nước tản nhiệt động cơ hay kiểm tra bộ giảm xóc nhằm tránh việc tốn thêm tiền sửa chữa và khiến chiếc xe giảm tuổi thọ.