Một ngày chớm thu, tình cờ tôi gặp Hải – thành viên nhóm Kzak tại quảng trường nhà thờ Đức Bà khi đang lúi húi chụp ảnh chiếc Civic. Gặp tôi Hải hồ hởi khoe 2 chiếc Civic mà nhóm của anh vừa hoàn thành trong đợt vào
Nghệ thuật Airbrush do Abner Peeler (Mỹ) sáng tạo ra năm 1879, trải qua hơn 2 thế kỷ thăng trầm nhưng hiện nó được coi là nghệ thuật của sự tinh hoa, tỉ mỉ và sáng tạo vô bờ bến. Sự quấn hút từ môn nghệ thuật độc đáo này đã lôi cuốn được 4 người bạn thế hệ 8x tụ họp lại với nhau, cùng bắt tay vào làm một nghành hoàn toàn mới dù họ đều đến từ những nghành nghề khác nhau. Cái tên Kzak ra đời đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời những bạn trẻ này và cũng đánh dấu bước đi chập chững của Airbush Việt
![]()
Nghệ thuật Airbrush được thể hiện trên vỏ điện thoại...
...và nắp bình xăng
Khởi điểm ban đầu, Kzak đi lên từ những việc như vẽ trang trí điện thoại, mũ bảo hiểm, lap-top…Ban đầu chưa được biết đến thì nhóm đã lấy bất cứ thứ gì có thể vẽ được để thực hành, thế nên có dịp đến nhà những thành viên này thì bạn sẽ không khỏi bất ngờ, chỉ cần đồ đạc nào trong gia đình có bề mặt cũng dễ dàng trở thành vật thí nghiệm ngay.! Một mục tiêu và cũng là thử thách khó chinh phục nhất của nhóm đó là vẽ trên xe ô tô, bởi khi phải thao tác trên một bề mặt lớn và nhiều góc cạnh như ô tô đòi hỏi người vẽ luôn phải tập trung cao độ và tay vẽ phải nhuần nhuyễn. Nỗ lực không ngừng cũng được đền đáp, hiện nay Kzak đã vẽ được khá nhiều tác phẩm trên xe và càng có nhiều khách hàng tìm tới để đặt vẽ theo sở thích riêng.
Tất cả các công đoạn đều được làm tỉ mẩn từ phác khuôn mẫu...
...cho đến phun sơn bề mặt
Được biết chiếc Chevrolet Spark sắp được hoàn thành, tôi ghé qua thăm xưởng vẽ của Kzak. Thời gian để thực hiện một mẫu sản phẩm tùy thuộc vào số lượng chi tiết và mức độ phức tạp của hình vẽ, trung bình khi vẽ trên nắp ca-pô mất khoảng 7 ngày còn với toàn bộ xe thì từ 10 – 15 ngày, Hải cho biết. Khác với hội họa thông thường, bút vẽ của các nghệ sĩ Airbrush là súng phun sơn nối với máy nén khí, và độ to nhỏ, đậm nhạt của hình vẽ đều do khoảng cách căn chỉnh của người vẽ. Cũng vì vẽ bằng chất liệu sơn nên người họa sĩ thường phải rất tập trung và tỉ mẩn từng động tác nhỏ. Sản phẩm Airbrush thật đến mức như hình in, nên đã có nhiều người lầm tưởng để tạo ra tác phẩm như vậy chỉ là vấn đề công nghệ. Tuy nhiên có chứng kiến từng khâu vẽ từ phác hình, làm khuôn, vẽ chi tiết mới thấy để trở thành họa sĩ Airbrush ngoài nỗ lực bản thân thì còn phải có niềm đam mê thực sự, và mỗi sản phẩm đều là đứa con tinh thần của họ. Hải kể với tôi về chiếc xe đang làm: “Để bắt tay vào vẽ chiếc Spark theo đề bài của khách đặt ra là vui nhộn và dễ thương vì xe dùng để chở em bé. Mình đã nghĩ tới nhiều nhân vật hoạt hình mà vẫn chưa ưng, thật tình cờ tối đó đứa cháu gái con bà chị gọi điện nhõng nhẽo chỉ muốn xem phim hoạt hình Ice Age với chú thôi. Chợt nhớ lại bộ phim mà mình đã xem và đã rất tâm đắc với những nhân vật thú nhí nhảnh, thế là tối đó mình quên cả ngủ để phác thảo ra bản vẽ. Giờ thì tác phẩm cũng gần xong, chỉ còn đánh giáp và đánh xi sản phẩm là sẽ giao cho khách luôn”.
Công đoạn vẽ "áo" bằng súng phun sơn...
Đánh bóng bề mặt để tạo hình ảnh trong và sâu...
Hình ảnh cuối cùng là một tác phẩm hội họa rất sống động.
Chiếc Matiz "sâu bọ" - một tác phẩm của Kzak thực hiện ngoài Hà Nội.
Quả thật, ngắm nhìn những hình ảnh ngộ nghĩnh trên thân xe đang được hoàn thiện, và rất nhiều mẫu hình khác từ thiên nhiên, con người, thậm chí cả quái vật tưởng tượng…mới thấy những họa sĩ Airbrush đã nhập tâm gần như hoàn toàn vào tác phẩm của mình, họ sử dụng những cảm nhận tinh tế và hóa thân vào nhân vật để cho ra đời một tác phẩm tâm đắc nhất. Nghệ thuật đúng là không có giới hạn, mà chỉ có giới hạn trong tư tưởng, nếu bạn thử một lần cảm nhận Airbrush và “Lặng yên để chiêm ngưỡng” như câu Slogan mà Kzak đặt cho mình, có thể bạn sẽ tìm thấy được trong những nét vẽ sự thi vị của cuộc sống đang diễn ra.
Đình Quý