Xe thương mại: Tăng ổn
Nhìn vào số lượng bán hàng do Vama công bố thì yếu tố làm cho lượng xe tăng vọt trong thời gian qua chính là các loại xe thương mại (bao gồm xe tải, Pickup, xe khách, xe bus) chiếm tới hơn một nửa. Nếu chỉ tính trong tháng 3/2008 trong tổng số 13.091 xe bán ra, số lượng xe thương mại đã chiếm hơn 8.000 xe, trong đó chủ yếu là các loại xe tải, xe khách. Con số này trên thị trường thực tế cao hơn nhiều vì số liệu mà Vama đưa ra chỉ dựa vào 4 DN thành viên gồm Trường Hải, Vinamotor, Samco và Xuân Kiên. Bốn thành viên này đã bán ra thị trường hơn 8.000 xe.
Một chuyên gia kinh tế khẳng định, việc thị trường xe thương mại phát triển mạnh như vậy là điều đáng mừng, vì nó chứng tỏ nhu cầu phát triển kinh tế đang có chiều hướng thuận lợi. Không ai lại mua xe tải đi chơi cả - chuyên gia này khẳng định - và một điều đáng mừng hơn là hiện Việt
Xe du lịch: Tăng rối
Thực tế cho thấy số lượng các loại xe du lịch cho dù có tăng, nhưng không nhiều và cũng chưa thấm tháp gì so với tổng công suất mà các liên doanh đã đăng ký. Nếu có hiện tượng sốt xe thì cũng ở một số loại của một vài liên doanh. Vậy, tại sao giá xe luôn ở mức cao, nhưng thị trường luôn khan hiếm? Nhân viên các đại lý thì làm giá? Một chuyên gia khẳng định nên tổ chức một đợt tổng kiểm tra năng lực, khả năng, hệ thống, các khâu bán hàng, dịch vụ của các liên doanh, từ đó nhìn nhận đúng bản chất vấn đề và đưa ra các giải pháp hợp lý thay vì điều chỉnh liên tục về thuế như hiện nay.
Bản thân thị trường xe du lịch đã rối loạn từ năm ngoái đến nay mà người tiêu dùng luôn phải chịu thiệt. Hiện tại lại càng rối loạn hơn khi có những quyết định lẫn dự báo tăng các loại thuế. Dựa vào yếu tố này, hiện nay khách hàng lại càng khó mua xe. Có những loại xe phải đặt cọc nhưng có thể sẽ điều chỉnh lại giá... rất phức tạp. Nói chung là nguyên nhân của sự rối loạn này không hoàn toàn vì việc tăng thuế - một nhà quản lý cao cấp cho biết. Trước đây, có tăng thuế hay dự báo về tăng thuế đâu mà thị trường xe du lịch vẫn cứ khan hiếm, vẫn cứ phải cạy cục, chờ đợi mới mua được. Rất rối loạn, không ổn định. Thuế chỉ là một phần trong việc đó, nhưng bản chất lại khác. Điều người tiêu dùng cần là các bộ, ngành phải vào cuộc để nắm bắt được bản chất của vấn đề khan hiếm và khó mua ôtô như hiện nay. Thị trường ôtô Việt Nam vẫn đang phát triển mạnh, trong đó có sự đóng góp của cả xe thương mại (chủ yếu do các DN trong nước) và xe du lịch (chủ yếu do các liên doanh) nhưng tại sao những rối loạn, phiền phức, khan hiếm xe lại chỉ xảy ra đối với các dòng xe du lịch. Đó là sự đối nghịch vô lý.