Hiệp hội Giao thông môi trường Anh (ETA) cho rằng việc sản xuất điện - bằng phương pháp đốt than và dầu - để sạc pin cho ô tô chạy điện, loại vẫn được coi là xe “sạch”, có thể phá hỏng lợi ích của việc dừng sử dụng ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.
(
Ô tô điện phải sạc pin tại
các trạm điện)
Tổ
chức này cũng khẳng định rằng những mẫu xe hybrid, như Toyota Prius, có thể
được coi là “xanh nhất” vì chúng không phải phụ thuộc vào nguồn điện ngoài để sạc
pin.
Thông
tin trên có thể là một cú đánh vào giấc mơ của Thủ tướng Anh Gordon Brown biến
nước Anh thành “thủ đô xe điện của châu Âu”
Các
nhà sản xuất có thể nghiên cứu cải thiện tính năng vận hành và giảm chi phí
trong trung hạn, nhưng như vậy vẫn chưa đủ để ô tô chạy điện có thể cạnh tranh
trực diện với ô tô động cơ đốt trong truyền thống trong 2 thập kỷ tới.
Ngay
cả trong trường hợp điện lưới quốc gia có đủ công suất và cơ sở hạ tầng để đáp
ứng nhu cầu sử dụng ô tô chạy điện thì việc đó cũng có thể dẫn tới việc tiêu thụ
nhiều than và điện hạt nhân hơn.
Báo
cáo trên cảnh báo rằng các quan chức châu Âu đã gọi ô tô chạy điện là xe không
khí thải mà không tính đến nguồn sản xuất điện năng mà chúng sử dụng. Theo ETA,
nếu tính đến yếu tốc này, ô tô chạy điện còn thải ra nhiều khí thải CO2 hơn xe
hybrid.
Theo
tính toán của ETA, một chiếc ô tô chạy điện có nồng độ khí thải CO2 là 106g/km,
trong khi mức trung bình của ô tô động cơ xăng truyền thống là 172g/km, còn của
xe hybrid Toyota Prius thì chỉ là 89g/km.
Giám
đốc ETA, ông Andrew Davis, cho biết báo cáo này không nhằm làm giảm nhiệt huyết
của ngành ô tô với xe chạy điện, mà chỉ cảnh báo rằng không nên xem nó như “thuốc
chữa bách bệnh”.