Trụ sở của General Motors, hãng xe lớn nhất thế giới, tại Detroit, bang Michigan, Mỹ ngày 21/11. Để tiết kiệm, GM ra lệnh nhân viên hạn chế đi lại, tắt điện khi không cần thiết và cắt giảm mọi thứ có thể. Nhà sản xuất này tiêu tốn khoảng 1 tỷ USD tiền mặt mỗi tháng cho bộ máy quản lý và dự kiến không còn tiền vào giữa 2009. Để duy trì hoạt động, GM bán hết cổ phần ở Suzuki và rao bán thương hiệu Hummer nhưng vẫn chưa có người mua. Ảnh: AP. | ||||||||||||||||||||||||||
Ngày 24/11, tay golf hàng đầu thế giới Tiger Woods đã đồng ý kết thúc hợp đồng quảng cáo với GM vào cuối 2009, sau 9 năm gắn bó. Như vậy, GM sẽ không phải chi khoảng 7 triệu USD mỗi năm còn Tiger Woods có thể quay về với sở thích đi xe Porsche thay vì phải lái những chiếc Buick. Trước đó, nhà sản xuất này cũng đã cắt tài trợ cho giải Oscar và Emmy 2009. Ảnh: AFP. | ||||||||||||||||||||||||||
Alan Mullaly (ngoài cùng bên trái), Tổng giám đốc Ford Motor cùng Robert Nardelli (giữa), Tổng giám đốc Chrysler và G. Richard Wagoner, Tổng giám đốc General Motors trong buổi tường trình về công nghiệp ôtô Mỹ trước quốc hội ngày 18/11. Ảnh: AP. | ||||||||||||||||||||||||||
Vẻ trầm tư của Robert Nardelli. Trong những ngày này, lãnh đạo cao nhất của 3 hãng xe Mỹ liên tiếp xuất hiện trước giới truyền thông khi cố gắng thuyết phục quốc hội thông qua khoản vay 25 tỷ USD để vượt qua khó khăn. Đáp lại, quốc hội Mỹ vẫn giữ thái độ cứng rắn và yêu cầu phải có những kế hoạch cụ thể. Ảnh: AP. | ||||||||||||||||||||||||||
G. Richard Wagoner, Tổng giám đốc General Motors là người lo lắng nhất vì những đánh giá cho thấy tập đoàn mà ông đang điều hành không còn khả năng tự cứu mình. Với tư cách là hãng xe lớn nhất thế giới, biểu tượng của công nghiệp Mỹ và sở hữu hàng loạt thương hiệu từ bình dân tới sang trọng như Chevrolet, Cadillac, Hummer...GM phá sản sẽ là cú sốc lớn cho các nhà đầu tư, nhân công, hàng trăm công ty cung cấp phụ kiện và nhiều chi nhánh trên toàn thế giới. Ảnh: Reuters. | ||||||||||||||||||||||||||
Các nhân viên ở nhà máy Arlington, bang Texas theo dõi những diễn biến về khoản vay 25 tỷ USD ngày 18/11. Quyết định của quốc hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Nếu không nhận được sự hỗ trợ, GM sẽ sa thải hàng loạt nhân công, đóng cửa nhiều nhà máy. Những nhân viên này đang hưởng lương 29 USD mỗi giờ, nhiều hơn 4 USD so với Toyota. Ảnh: Reuters. | ||||||||||||||||||||||||||
Những chiếc thể thao đa dụng qua công đoạn kiểm tra cuối cùng tại nhà máy Arlington ngày 18/11. Sau khi xuất xưởng, chúng được đưa tới bãi để xe chứ không tới đại lý như trước kia. Người dân Mỹ đang tẩy chay ôtô, đặc biệt là những mẫu cồng kềnh và tốn xăng. Doanh số tiêu thụ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ. Ảnh: Reuters. | ||||||||||||||||||||||||||
Bãi xe bán tải chưa bán được của một đại lý Ford ở Royal Oak, Michigan ngày 3/11. Cuộc khủng hoảng bao trùm cả ngành công nghiệp ôtô Mỹ không chỉ do khủng hoảng tài chính. Hơn một thập kỷ trước, Ford, GM và Chrysler đã sai lầm khi tập trung cho những chiếc xe cỡ lớn, tốn xăng. Dầu lên giá, khách hàng liền tẩy chay để chọn xe Nhật. Ảnh: AFP. | ||||||||||||||||||||||||||
Những chiếc Jeep, thương hiệu thuộc Chrysler, xếp hàng dài chờ khách ở đại lý Pennsylvania ngày 3/11. Theo đánh giá của Businessweek, người dân Mỹ vẫn có thể vay tiền mua ôtô. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ họ không còn nhu cầu khi phải trang trải nhiều thứ khác. Ảnh: AP. |
Những ngày buồn của công nghiệp ôtô Mỹ
Admin
13:12 25/11/2008
Các bãi xe rộng mênh mông chờ khách. Ba CEO của GM, Ford và Chrysler ngồi hàng giờ giải trình trước quốc hội nhằm có được khoản "cứu hộ" 25 tỷ USD. Ngành công nghiệp ôtô lớn nhất thế giới đang trải qua thời kỳ ảm đạm nhất trong lịch sử 100 năm.