Lái thử "siêu mui trần" Aventador Roadster

Svetlikj
(Autovina) - Aventador Roadster là phiên bản được cải tiến của một trong những chiếc siêu xe tuyệt vời nhất và cũng “điên rồ” nhất từ Lamborghini. Và nó có thể phóng ở tốc độ 350 km/h mà không có mui!

Chiếc Aventador Roadster có bộ mui 2 phần từ sợi carbon, và có thể được tháo lắp dễ dàng chỉ trong một phút đối với những ai quen tay. Nó được thiết kế thông minh đến mức sẽ giúp tăng độ cứng thân xe của chiếc Roadster lên hơn 10%. Lamborghini cũng nói rằng chiếc xe của họ có thể đạt tốc độ tối đa lên đến 350 km/h kể cả khi bỏ mui, mặc dù tốt nhất bạn vẫn nên lắp mui vào nếu như có dự định đạt đến tốc độ đó.

Stephen Winkelmann, CEO của Lamborghini đã nói với Giám đốc thiết kế của ông ta – Filippo Perini rằng chiếc Roadster trông phải đẹp ngang hoặc đẹp hơn phiên bản coupe của nó. Đầu tiên họ trưng bày cho Thế giới xem chiếc Aventador J vào năm ngoái – nó là một chiếc concept kiểu speedster và gần như không có kính chắn gió. Ý kiến của mọi người về chiếc xe này đã đóng vai trò quyết định để Lambo thiết kế kiểu dáng cho Roadster. Mặc dù Aventador J có thể hoạt động được, tuy nhiên việc lái nó hàng ngày hay thậm chí được phép lưu thông tại một số quốc gia là điều không thể.



Phần lớn những bộ phận của Aventador Coupe được giữ nguyên và chiếc Roadster trông như bị nhà thiết kế lấy một con dao siêu sắc và chém bay phần mui đi. Tuy nhiên, trên thực tế nó có cấu trúc chassis monocoque bằng sợi Carbon phức tạp, để có thể bảo đảm độ cứng vững khi mui xe được tháo ra. Phần mui cũng sử dụng vật liệu sợi carbon nhưng được chế tạo theo một quy trình độc đáo, lần đầu tiên xuất hiện trong Thế giới xe.

Để có được tổng trọng lượng chỉ 12 kg, phần mui được cấu tạo từ 3 lớp sợi carbon đặc biệt. Lớp bên ngoài là sợi Carbon(CF) được tạo ra bằng công nghệ RTM (Resin Transfer Mould – chuyển khung nhựa), bộ khung là CF rèn tổng hợp và được dán áp suất cao với một lớp CF RTM mỏng bên dưới nữa. Cấu trúc mui này giúp chiếc xe vẫn giữ được trọng lượng nhẹ và có độ chịu lực cao. Khi được lắp vào xe, nó sẽ giúp nâng độ chịu lực của cấu trúc lên từ 22,000 Nm thành 24,000 Nm/độ.

Để làm được điều đó, Lamborghini đã phải “đánh cược” cả một trung tâm nghiên cứu công nghệ sợi Carbon khi hãng bắt đầu hợp tác với Boeing vào năm 2008. Ngày nay, ta có thể nói rằng hãng đang là một trong những nhà sản xuất ô tô với công nghệ sợi Carbon tiên tiến nhất trên Thế giới. Mọi bộ phận làm từ sợi carbon đều được chính Lamborghini sản xuất, cũng giống như động cơ V12. Gần đây họ ứng dụng sợi Carbon nhiều hơn, khiến chiếc Aventador Roadster chỉ nặng 1625 kg – nặng hơn 50 kg so với chiếc coupe.



Chúng ta đã biết được cách tạo ra RTM CF, vậy còn CF rèn tổng hợp? Lamborghini vẫn muốn giữ bí mật về quy trình này, họ chỉ nói rằng chassis của chiếc Sesto Elemento cũng được tạo ra theo cách như vậy. Điều mà chúng tôi biết về quá trình rèn đó là sử dụng nhiệt và áp suất để tạo hình sản phẩm, tuy nhiên làm thế nào để các sợi carbon được sắp xếp một cách gọn ghẽ vẫn còn là điều bí ẩn.

Những chi tiết CF rèn tổng hợp xuất hiện ở mui và bậu cửa nhằm nâng cao độ chịu lực của thân xe. Đương nhiên, hiện tại không có cách nào để chiếc Roadster đạt độ chịu lực 35,000 Nm/độ như Aventador Coupe, tuy nhiên với 24,000 Nm, nó vẫn ngang bằng hoặc đánh bại nhiều mẫu coupe của các đối thủ khác.

“Gắn bó” với động cơ V12 là một phần trong DNA của Lambo, chính vì vậy họ đã tình nguyện nghiên cứu để mức lượng tiêu thụ nhiện liệu và hàm lượng khí CO2 giảm xuống còn lần lượt 25 và 30% vào năm 2015. Họ đã tích hợp hệ thống ngắt xi lanh với khả năng chuyển một cách mượt mà giữa 2 dãy xi lanh trên Roadster. Nó làm việc tốt đến nỗi bạn sẽ gần khư không thể phát hiện ra sự khác biệt. Các kỹ sư cúng đồng thời phát triển hệ thống dừng – khởi động trên động cơ V12 nhanh nhất bằng cách sử dụng siêu tụ để tăng sức mạnh từ trục khuỷu, giúp thời gian khởi động chỉ là 180 ms thay vì 250-400 như những máy V12 khác. Những cải tiến công nghệ này cũng sẽ có mặt trên Aventador Coupe 2013.



Một trong những chi tiết chính không được Lamborghini sản xuất đó là hộp số ISR 7 cấp của Graziano. Đó là loại hộp số được “robot hoá”, chính vì vậy chiếc xe sẽ không có phiên bản số sàn. Với những thay đổi về phần mềm, sự mượt mà ở chế độ Strada được nâng cao. Ngoài ra chế độ Corsa với khả năng rút thời gian chuyển số xuôgns còn 50 ms cũng sẽ xuất hiện. Mẫu hộp số côn đơn ISR này có kích thước gọn hơn và đồng thời cũng nhẹ hơn so với loại hộp số DCT côn kép tương đương.

Lamborghini nói rằng chiếc Roadster chỉ chậm hơn bản coupe vài tích tắc ở thời gian tăng tốc từ 0-100 km/h - đạt mức 3.0 giây nhờ có lực bám của hệ thống dẫn động 4 bánh. Chúng tôi nghi ngờ rằng thời gian tăng tốc từ 0-200 km/h của nó kém hơn các đối thủ một chút do hãng không đề cập gì đến con số này. Tuy nhiên bù lại, Lamborghini lại xác nhận chiếc Roadster của họ mất 25.3 giây để tăng tốc từ 0-300 km/h và đạt tốc độ tối đa 350 km/h kể cả khi có mui lẫn không có mui.

Chiếc xe không có chế độ vượt trong im lặng, chính vì vậy mỗi lần bạn vượt qua dòng phương tiện chậm chạp trên đường, động cơ sẽ “kêu gào” tức tối “như phim”. Khả năng tăng tốc với hệ dẫn động AWD của Roadster khiến bạn đỡ sợ hơn so với một đối thủ với động cơ mạnh 740 mã lực và dẫn động bánh sau. Mui CF thực sự hiệu quả và an toàn, giữ cabin của xe im lặng ở tốc độ cao. Những đĩa phanh sứ - carbon với đường kính 400 mm hãm khối trọng lượng 1625 kg từ 100 km/h chỉ trong 31 m.



Thay vì đưa ra “hằng hà sa số” các chế độ lái, Lamborghini chỉ lập trình đúng 3 chế độ: hoang dại, hoang dại hơn và hoang dại nhất. Chế độ Strada để sử dụng hàng ngày, Sport cho cảm giác lái với tính giải trí cao hơn và Corsa cho thời gian hoàn thành những vòng đua nhanh nhất. Chỉ cần bạn không mong đợi sự êm ái như một chiếc Lexus khi đang ở chế độ Strada, bạn sẽ thấy không thất vọng. Nó khá mượt mà nhưng lại có một khoảng thời gian “treo” mỗi khi chuyển số do các chi tiết máy phải “làm mượt” sự thay đổi mô-men xoắn. Chế độ Strada cũng cố gắng làm giảm tiếng ồn động cơ và sử dụng chương trình chuyển số để làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.

Tiếp theo là chế độ Sport, và nó đem lại cảm giác giải trí cho người lái nhiều hơn là thời gian hoàn thành một vòng đua nhanh nhất. Nó giữ tỉ lệ chia mô-men xoắn tới bánh sau đến 90%, để chiếc xe “cư xử” giống như các đối thủ dẫn động bánh sau. Lambo đã thành công trong việc này, và người lái chắc chắn sẽ nhận ra rằng chân pahir của mình ảnh hưởng đến góc của chiếc xe khi vào cua. Hệ thống ESR được hướng dẫn để cho phép người lái “chơi đùa” một chút, cố tình làm thừa lái ở mức chấp nhận được. Ở những đường đua tốc độ cao hình oval tại Miami, hơi đáng sợ khi chiếc xe phản ứng chính xác theo chân phải của bạn.



Chuyển sang chế độ Corsa và bạn sẽ cảm thấy chiếc xe chắc chắn hơn, do máy tính trung tâm đã chia cho bánh trước 20% tổng mô-men xoắn và nâng cao tối đa độ bám đường. Tương tự như vậy, các hệ thống điện tử sẽ cho phép bạn “chơi” thoải mái nhưng đồng thời, chúng sẽ can thiệp để cứu bạn, trừ khi bạn đang ở tốc độ nhanh một cách ngu ngốc.

Chế độ Corsa không đồng nghĩa với sự xóc nảy trên đường, đồng nghĩa với việc nó có thể được sử dụng thường xuyên hơn. Tuy nhiên, Corsa chỉ có thể lên số bằng tay, và chế độ lên số tự động chỉ xuất hiện trên Strada và Sport. Bạn không chần phải mạo hiểm do chế độ Sport sẽ khiến bạn cảm nhận được những chuyển động của chassis ở một tốc độ thấp hơn nhiều. Nó cũng cho phép tự động đổi số theo kiểu thể thao hơn, giảm số khi vào cua và chuyển số khi đồng hồ báo vòng tua máy chỉ đến vạch đỏ, làm cho người lái không bị mất tập trung hơn vào việc chuyển số.

Những giảm xóc do Ohlins cung cấp có vẻ đã được điều chỉnh cố định để tạo ra sự can bằng giữa đường đua và đường phố. Sự “đa năng” của nó là điều không đáng ngạc nhiên khi nó là sự tổng hợp của các hệ thống cơ khí và điện tử phức tạp.



Bỏ mui ra và nội thất ấn tượng của Aventador sẽ được “trưng bày” cho tất cả mọi người ngắm nhìn. Shock và ngạc nhiên là cảm nhận chung khi nhìn vào cabin xe, và một số chi tiết có tác dụng trang trí nhiều hơn là một công dụng cụ thể, chẳng hạn như nắp che nút khởi động động cơ theo kiểu máy bay chiến đấu. Những chiếc ghế dành cho những hành khách có khổ người lớn, và điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần đến bộ ghế thể thao hơn nếu thường xuyên lái trên những con đường uốn lượn, do lực G khổng lồ và bộ lốp Pirelli P-Zero “siêu dính” của xe.

Bảng đồng hồ trông có  vẻ bình thường cho đến khi bạn nhìn kỹ và nhận ra nó là một màn hình LCD màu với khả năng điều chỉnh giao diện theo ý thích. Công bằng mà nói những panel màn hình này hoạt động tốt ngay cả dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, nội thất của xe còng có thể được “cá nhân hoá” bằng các loại da, vải và vật liệu ốp khác nhau.

Trước đây, chiếc Aventador với động cơ V12 đặt giữa cùng với thân hoàn toàn bằng sợi carbon đã chiếm một vị trí độc nhất trong “vương quốc” siêu xe, và  model Roadster ra đời đã thêm ưu điểm không mui. Những cuộc so sánh với các đối thủ khác từ Italia hay Thế giới chắc chứn sẽ được thực hiện. Đây là điều tốt vì nó sẽ thúc đẩy các hãng tạo ra những sản phẩm tốt hơn nhưng không may là giá cũng cao hơn. “Kỷ nguyên vàng” của những chiếc siêu xe sắp kết thúc, và chỉ có một số hãng còn trụ lại được trước những tiêu chuẩn về môi trường cực kỳ khắt khe. Giờ là cơ hội để bạn có thể sở hữu những phần tươi đẹp cuối cùng trong lich sử siêu xe, nếu như tài khoản ngân hàng của bạn có thể chịu được mức giá lớn hơn 20% so với chiếc Aventador Coupe!

>> Xem ảnh chi tiết Lamborghini Aventador Roadster <<

Andre Lam

Ảnh: Wolfango Sparcalli, Tom Salt

cuongvc