“Giải mã” hiện tượng Toyota Innova

Admin
Toyota Innova đã trở thành một hiện tượng trên thị trường xe hơi Việt Nam trong năm 2006, 2007 khi đạt doanh số kỷ lục 20.000 chiếc xe các loại vào ngày 10/11 vừa qua, chỉ sau 2 năm ra mắt.

Chính
thức trình làng vào trung tuần tháng 1/2006, Innova luôn được đông đảo
khách hàng ưa chuộng và liên tục phá kỷ lục bán hàng của chính mình với
doanh số bán kỷ lục chưa từng có trên thị trường ô tô Việt Nam. Hầu hết
những người sử dụng xe Innova đều đánh giá cao về những tiện dụng, dòng
xe không sang nhưng cũng không quá bình dân, vừa dùng để đi làm, vừa
dùng để đi chơi, du ngoạn bởi nội thất rộng, chở được nhiều người và đồ
đạc. Hơn nữa, phụ tùng của xe cũng dễ kiếm, máy bền mà lại rất kinh tế,
tiết kiệm xăng. Innova vừa thích hợp cho gia đình, vừa thích hợp cho
mục đích thương mại.


Yếu tố nội địa hóa đi tiên phong


Nobuhiko Murakami- Tổng giám đốc Toyota
Việt Nam tiết lộ bí quyết của hãng để biến chiếc Innova có giá thành
cạnh tranh và được ưa chuộng, đó chính là yếu tố nội địa hóa.


Từ tháng 7/2004, Toyota Việt Nam đã trở
thành một trong những cơ sở sản xuất và xuất khẩu phụ tùng cho xe
Innova. Nhờ hoạt động của xưởng dập và Trung tâm Xuất khẩu Toyota cũng
như đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới các nhà cung cấp, Totota Việt Nam
là nhà sản xuất ô tô dẫn đầu về tỷ lệ nội địa hóa, đạt từ 15-33%. Đặc
biệt, Innova đạt tỷ lệ nội địa hóa 33% (theo phương pháp tính giá trị
của ASEAN).


Với sản lượng gia tăng, Toyota có kế
hoạch tăng tỷ lệ nội địa hóa của Innova lên 37% vào năm 2008, 40% vào
năm 2009 và 45% khi thế hệ mới của Innova được giới thiệu tại Việt Nam.
Khi đó, cũng sẽ đồng nghĩa với việc lượng tiêu thụ của Innova sẽ đạt
3.000 xe/tháng.


Bên cạnh việc mở rộng dịch vụ bảo dưỡng
nhanh và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, lần đầu tiên Toyota
Việt Nam giới thiệu dịch vụ sửa chữa nhanh thân vỏ và sơn tại Việt Nam
vào tháng 9 vừa qua, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo
chấg lượng dịch vụ cao.


Xuất khẩu toàn cầu, đầu tư dài hạn


Toyota Việt Nam đã và đang nỗ lực mời
gọi các nhà cung cấp phụ tùng của Toyota đến Việt Nam đầu tư. Tính đến
nay, đã có 9 nhà cung cấp phụ tùng phục vụ cho sản xuất xe của TMV, bao
gồm: Harada Việt Nam, Denso Việt Nam, Toyota Gosei Hà Nội, Công ty Dụng
cụ cơ khí xuất khẩu, Yazaki Việt Nam, Sumi- Hanel, Công ty Tân Đức,
Công ty GS Việt Nam và Công ty Nagata Việt Nam.


Toyota Việt Nam cũng hướng sang lĩnh vực
xuất khẩu phụ tùng tới các nước trong mạng lưới Toyota toàn cầu bằng
các sản phẩm chủ yếu là ăng ten, van điều hòa khí xả, bàn đạp chân ga.
Bên cạnh việc sử dụng cho các sản phẩm thuộc dự án IMV toàn cầu (gồm 10
nước tham gia: Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Ấn Độ,
Argentina, Nam Phi, Venezuela, Đài Loan và Pakistan), những sản phẩm
xuất khẩu của Toyota Việt Nam cũng được sử dụng cho xe Yaris, Vios,
Corolla và Hiace.


Một kế hoạch rõ ràng và chắc chắn cho tương lai


Tổng giám đốc Toyota- Murakami cho biết
sẽ tiếp tục mở rộng, đầu tư tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh, đáp ứng nhu cầu khách hàng và quá trình nội địa hoá. Dự kiến đến
hết năm 2007, hãng đầu tư tiếp 22 triệu USD tập trung vào tăng cường
công suất sản xuất, cải tiến sản phẩm và nội địa hóa.


Cũng trong kế họach dài hạn này, hãng sẽ
đầu tư thêm 50 triệu USD trong giai đoạn 2007-2009 với tham vọng sẽ
tiếp tục làm ăn lâu dài tại Việt Nam và góp phần đưa công nghiệp ô tô
Việt Nam sang một vị thế mới.


Nguyễn Huyền

autovina