NÓNG: Kinh nghiệm sống còn khi lưu thông qua các tuyến đường sạt lở do mưa lũ tại các tỉnh Tây Bắc.

Admin
(Autovina) - Mưa lũ nhiều ngày qua tại các tỉnh Tây Bắc đã làm nhiều tuyến đường bị sạt lở gây ách tắc cũng như nguy hiểm khi buộc phải lưu thông qua đây. Dưới đây là một số kinh nghiệm sống còn khi lưu thông qua các tuyến đường này.

(Autovina) - Mưa lũ nhiều ngày qua tại các tỉnh Tây Bắc đã làm nhiều tuyến đường bị sạt lở gây ách tắc cũng như nguy hiểm khi buộc phải lưu thông qua đây. Dưới đây là một số kinh nghiệm sống còn khi lưu thông qua các tuyến đường này.

Mưa lũ đã làm nhiều vùng bị cô lập

Sáng 25/6/2018, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) vừa có báo cáo nhanh về tình thiệt hại do mưa lũ diễn ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu…Theo đó, do ảnh hưởng mưa lớn nhiều tuyến đường bị cô lập do mưa lũ tại các tỉnh Tây Bắc.

Cụ thể, tại Hà Giang, trên quốc lộ 4C sụt dương nhiều vị trí, khối lượng khoảng 2.800m3, các vị trí Km42+980 và Km44+410, Km69+290, Km93+600 tắc đường, hiện nay các đơn vị đang tiến hành hót sụt, dự kiến đến 18h30 thông xe; các vị trí ngập nước: Km3+850 (sâu 90cm), Km6+300 (sâu 60m), Km9+400 (sâu 1m), Km24+300 (sâu 1,2m) gây tắc đường, đang chờ nước rút; sụt âm: tại Km33+230 (dài 10m, sâu 6m).

Quốc lộ 34 sụt dương nhiều vị trí, khối lượng khoảng 530m3, xói lở lề, mặt đường, không gây tắc đường.

Quốc lộ 279: sụt dương tại Km0+750 (60m3), không gây tắc đường.

Tại Lai Châu: Quốc lộ 4D sụt dương đoạn từ tại Km73-Km85, khối lượng khoảng 10.000m3, gây tắc đường, đang hót sụt, dự kiến 17 giờ ngày 25.6.2018 thông xe; Quốc lộ 4H cầu Hua Bum Km303+460 bị đứt đường đầu cầu dài 35m, đang tiến hành sửa chữa đường đầu cầu, dự kiến ngày 27.6 thông xe.

Quốc lộ 12 sụt dương tại 2 vị trí: Km56+350 (16.000m3), gây tắc đường, chưa thông xe, Km63+850 (4.000 m3) gây tắc đường (đã thông xe), Km67+00 (2.000m3), gây tắc đường, chưa thông xe.

Quốc lộ 279: Km162+200 đứt đường dài 30m chưa thông xe.

Tại Lào Cai: Quốc lộ 279 sụt dương tại Km156+500 gây tắc đường, chưa thông xe, dự kiến 19 giờ sẽ thông xe; xói lề, mặt đường : Km146+850 lũ làm đứt mất nền mặt đường dài 45m.

Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ tại các tỉnh miền núi phía Bắc như hiện nay đòi hỏi các tài xế nên thường xuyên cập nhật tình hình giao thông, các tuyến đường sạt lở để tìm lộ trình cho hợp lý.

Bên cạnh đó, việc bổ sung các kỹ năng cần thiết khi lưu thông qua vùng mưa lũ là điều cần thiết. Ví dụ như:

Về nguyên tắc thì không được cho xe đi qua các đoạn đường tràn ngập. Kể cả những đoạn đường được cho là tốt và phẳng nhưng rất có thể trước đó, nước chảy xiết đã tạo nên ổ voi, ổ trâu hoặc hố tử thần mà mắt thường không thể nhìn thấy qua làn nước.

Thông thường, ở những điểm tràn ngập đó, lực lượng chức năng có bố trí người hướng dẫn, canh gác hoặc cấm đường. Người lái xe phải tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh của họ.

Trong trường hợp tối cần thiết, quá cấp bách bắt buộc phải đi qua vì lý do cứu người, trốn lũ... Người lái xe cần làm những thao tác sau đây:

1- Đỗ xe vào nơi cao ráo, kéo phanh tay và dùng vật cứng chèn các bánh xe lại.

2- Xuống xe, dùng mắt thường quan sát kỹ đoạn đường bị tràn ngâp, ước lượng tốc độ dòng chảy, độ dài đoạn bị tràn ngập, quan sát xem trên dòng chảy có thể có các vật thể lớn bị cuốn trôi hay không. Tuyệt đối không cho xe qua khi thấy nước chảy xiết, đoạn bị tràn, ngập quá dài hoặc trên dòng chảy có nhiều vật thể bị cuốn trôi.

3- Cần phải dò đường trước khi cho xe qua, kể cả trong trường hợp nước không chảy hoặc chảy không mạnh. Khi dò đường, cần cột dây cáp cứu hộ hoặc dây thừng vào người, sau đó buộc đầu kia vào một vật bám chắc trên đất. Nếu có hai người thì một người dò đường, người còn lại phải cảnh giới và ghìm giữ đầu dây.

4- Khi dò đường, cần dùng một cây gậy sắt hoặc tre, gỗ... để thăm dò phía trước và cả hai bên theo vị trí dự kiến bánh xe sẽ lăn lên. Nếu phát hiện thấy đường hẹp, nền đường đã mềm hoặc hóa bùn, có ổ gà, hố... trên đoạn đường bị tràn ngập thì không được cho xe qua. Nếu trên đoạn bị tràn ngập có chỗ sâu quá quá chiều cao khoảng sáng gầm xe thì cũng không được đi qua. Trong khi dò đường, cần lấy cành cây làm cọc tiêu đánh dấu làn biên hai bên đoạn đường cần đi qua.

5- Trước khi cho xe qua, cần lấy dây thừng hoặc cáp cứu hộ chắc chắn, buộc chặt vào chỗ chắc nhất trên thân xe, đầu còn lại cột chặt vào gốc cây, tảng đá to hoặc một vật bám chắc trên mặt đất. Độ dài của dây phải dài hơn đoạn đường bị tràn ngập. Sau khi đi qua, phải cắt bỏ sợi dây đó.

6- Khi cho xe qua, phải dùng số 1, đi từ từ, thận trọng và giữ ga hợp lý, không được để bị chết máy. Nếu xe có hai cầu trở lên thì phải cài tất cả các cầu.

Người trên xe phải luôn trong tư thế sẵn sàng thoát hiểm nếu xe bị lật. Nếu có áo phao thì phải mặc vào. Nếu không có thì nên kiếm các vật nhẹ, xốp đủ lớn, thậm chí là cây chuối và buộc chặt vào người bằng một đoạn dây.

7- Nếu xe có cầu tời, cần sang bên kia đoạn đường bị tràn ngập để nối tời ở đầu xe vào một gốc cây, đá, cột điện hoặc bất cứ vật gì khó di chuyển khỏi mặt đất. Kết hợp sự chuyển động của các bánh chủ đọng và sức kéo của tời để đưa xe qua.

8- Tất cả các xe du lịch sử dụng hộp số tự động không được đi qua các đoạn đường bị tràn ngập ngay cả khi biết chắc rằng đoạn đường đó ngập nông, bằng phẳng và không có hố hay ổ gà.

Sau khi chạy qua khoảng ngập nước cần lắp lại lọc gió động cơ, kiểm tra gầm và các bánh xe, đầu xe có bị dính các vật lạ khi đi qua đoạng đường ngập nước không.

Trường hợp xe bị tắt máy khi qua vùng ngập nước thì tuyệt đối không được khởi động xe lại khi tắt máy giữa vùng ngập nước, tránh tình trạng thuỷ kích làm hỏng động cơ (cong tay biên , vỡ động cơ). Khi xe bị tắt máy cần chuyển xe về vị trí N (cho việc đây xe, cứu hộ), tắt chìa khoá điện, mở nắp capo tháo cáp bình Ắc quy, gọi người hỗ trợ đẩy xe ra khỏi khoảng ngập nước hay vị trí cao và gọi xe cứu hộ.

Tổng hợp; Nguồn ảnh: Facebook