Bạn có bao giờ nghe những câu như: “Lốp xe này đảm bảo chạy được
100.000km mới thay!”. Thật ra, đây là điều vô lý bởi vì lốp xe là một sản phẩm
hao mòn nhanh và vòng đời của lốp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như: loại
đường sá, thời tiết, loại lốp và kết cấu hệ thống treo. Tuy nhiên, những nhà sản
xuất lốp xe và đại lý luôn cố gắng khuyên bạn thay lốp dựa vào quãng đường xe
chạy.
Các nhà sản xuất lốp cũng có cách đánh giá mức độ mài mòn của lốp.
Ví dụ nhưng một chiếc lốp với chỉ số mòn lốp là 200 sẽ có thể bền hơn gấp đôi 1
chiếc lốp có giá trị là 100. Chỉ số mài mòn lốp nằm ở khoảng 60 đến 600 và cách
nhau mỗi 20 giá trị. Cũng nên chú ý rằng giá trị này được đo trong điều kiện
thí nghiệm chứ không phải điều kiện thực tế! Bạn có thắc mắc là có thể lốp của bạn chỉ mới sử dụng 60.000km đã phải thay so
với con số của nhà sản xuất là 100.000km? Bạn có yêu cầu nhà sản xuất bảo hành?
Bạn hãy thử! Nhưng trước hết bạn phải chứng minh được lốp của bạn luôn luôn
đúng áp suất, lốp xe được đổi mỗi 5.000km, chứng minh được hệ thống treo của bạn
luôn được cân chỉnh đúng chuẩn 100%, chứng minh được bạn không bao giờ lái xe
quá tốc độ cho phép của lốp hoặc bạn không bao giờ đậu xe dưới trời nắng. Bạn
có làm được điều này? Chắc chắn câu trả lời là không! Và bạn sẽ thấy việc đảm bảo
lốp bền theo đúng con số nhà sản xuất là vô nghĩa. Chỉ số mài mòn lốp chỉ có ý nghĩa tham khảo và được nhà sản xuất sử dụng như một
phương tiện quảng cáo. Không ai – ngay cả nhà sản xuất – có thể đoán được những
yếu tố khách quan tác động đến lốp như: bị vết cắt, va đập, lốp xe và bánh xe
không hợp, sữa chữa lắp đặt sai có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ lốp như thế nào.
Vì vậy vấn đề là bạn nên mua lốp với sự tư vấn của các chuyên gia
thực sự hơn là dựa vào kinh nghiệm và lời khuyên của bạn bè. Đừng mua lốp đơn
giản vì chỉ số mài mòn lốp. Hãy mua lốp vì nó thực sự phù hợp với xe và nhu cầu
của bạn. Khi nào nên thay lốp?
Mỗi khi bạn sử dụng xe thì phần cao su của lốp sẽ bị
mòn. Rất dễ để phát hiện mài mòn gai lốp. Trong hình trên bạn thấy có 1 dấu hiệu
để xác định mức độ mòn của lốp. Bạn hiểu dấu này là thế nào? Tại một thời điểm
nào đó, gai lốp sẽ bị mòn và phần cao su chỉ báo bị mòn theo. Đó là lúc bạn phải
thay một lốp mới. Khi đó, gai lốp sẽ còn 1 độ cao khoảng 2mm. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng việc thay lốp trước khi gai lốp mòn đến dấu chỉ báo.
Với chiều cao gai lốp từ 2-4mm, hiệu quả của lốp trên đường ướt là hạn chế và
trượt trên đường khô cũng sẽ nhiều hơn.
Chắc chắn là khi bạn mua lốp, vấn đề tiền bạc là quan trọng. Mọi
người đều muốn sử dụng thêm một thời gian để tiết kiệm. Nhưng khó biết rằng chỉ
trong khoảng 5 phút xe bạn có thể bị hiện tượng “lướt ván” trong khi có rất nhiều
xe máy trên đường. Đầu tư vào lốp là rất cần thiết và đừng để những nguy cơ tiềm
ẩn hiện diện.
Bạn có thể nhờ các chuyên gia về lốp đánh giá giúp. Các chuyên gia
sẽ đặt xe lên bàn nâng, xoay bánh xe nhẹ nhàng và kiểm tra gai lốp và cả 2 bên hông
lốp. Việc này chỉ mất khoảng 5 đến 10 phút cho cả 4 bánh. Và cũng đừng quên kiểm
tra cả lốp dự phòng.
Nên nhớ rằng lốp xe cũng có thể bị hư hỏng từ bên hông gây mất an
toàn, việc này nên được đánh giá bởi các chuyên gia. Việc kiểm tra gai lốp cũng
nên được thực hiện thường xuyên để đánh biết được thời điểm nên thay lốp. Loại lốp nào thích hợp với bạn?
Trước khi chọn lốp, bạn nên trao đổi với các chuyên
gia kỹ lưỡng, nói với họ bạn sử dụng xe như thế nào (cho công việc, gia đình…),
nơi bạn sống (thành phố, tỉnh), cách bạn điều khiển xe (nhẹ nhàng, thể thao hay
tiện nghi) và các thông tin về lốp xe bạn đã sử dụng. Càng nhiều thông tin thì
những lời khuyên càng chính xác và bạn sẽ là người quyết định cuối cùng. Trong hình trên, bạn sẽ thấy một vài ví dụ về các loại lốp
Lốp có tính năng cao “Performance” hay lốp sử dụng trong mùa hè
Loại này được thiết kế để sử dụng trong điều kiện lái khó khăn hơn
mức trung bình, thích hợp cho những xe đòi hoạt hoạt động cao. Lốp này có tính năng
tuyệt vời khi xe vào cua và chống trượt, nhưng tuổi thọ không cao vì sử dụng
thành phần cao su mềm hơn. Gai lốp được thiết kế kiểu hướng xéo do đó khả năng
chống trượt sẽ chiếm ưu thế hơn tính năng rẽ nước.
Loại lốp đa năng
Loại lốp này thường được các nhà sản xuất xe chọn. Tất cả các kiểu
lốp đa năng được thiết kế hài hòa giữa khả năng chống trượt, tính năng hoạt động,
tuổi thọ, chống ồn và an toàn với thời tiết ẩm ướt. Lốp này thích hợp cho 90%
cho các xe trên toàn thế giới. Vì vậy loại lốp này có mức ồn hợp lý trong điều
kiện bình thường, nhưng sẽ hơi cao trong đường ướt hoặc nhiều sỏi đá. Loại lốp
đa năng này không phải là tốt nhất trong mùa hè và cũng không phải tốt nhất
trong mùa đông, nhưng chấp nhận được trong mọi thời tiết.
Lốp cho đường ướt
Loại lốp này sử dụng thành phần cao su mềm mới so với loại có tính
năng cao. Cao su mềm hơn sẽ mau nóng hơn và trong điều kiện ẩm ướt sẽ tăng được
độ bám khi đạt đến nhiệt độ tối ưu. Hình dạng gai lốp được thiết kế với nhiều
rãnh thoát nước. Lốp xe sử dụng cho mùa đông: Tuyết, bùn hay băng đá
Loại lốp mùa đông đượng thiết kế để hoạt động tốt trên đường tuyết
hay băng đá. Loại này thường có kết cấu gai lốp to và hoạt động ồn hơn. Nếu sử dụng
trên đường khô thì chúng sẽ mau mòn hơn và ồn hơn. Loại dụng trên cả bùn và tuyết
thường có kí hiệu “M&S” trên thành lốp. Loại sử dụng trên băng tuyết sẽ có
biểu tượng “T” trên lốp. Các loại này không thích hợp ở Việt Nam
Lốp
cho mọi địa hình
Loại lốp này thường được dùng cho xe thể thao đa dụng SUV hay xe tải
nhẹ. Với kết cấu lốp to, thành lốp cứng do đó lốp sẽ ồn hơn loại thường nhưng
chống trượt rất tốt ngay cả trên đường mềm hoặc nhiều cát. Với các rãnh lớn
trên lốp, bề mặt tiếp xúc mặt đường sẽ giảm đi. Thành phần cao su không quá mềm
cũng không quá cứng.
Lốp sử dụng cho đường bùn, lầy lội
Đây là loại lốp sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Chúng có
kết cấu gai cực to và chỉ nên sử dụng trong điều kiện bùn, lầy lội mà thôi. Với điều kiện đường sá và mục đích sử dụng của người Việt Nam,
loại lốp đa năng nên được xem xét trước tiên.
Tại sao có nhiều dạng gai lốp?
Một lốp với kết cấu gai lốp tốt sẽ tăng cường khả
năng chống trượt và khả năng điều khiển cũng như độ bền. Trong hình trên bạn có
thể thấy một kết cấu gai lốp có nhiều thành phần, một thành phần sẽ ảnh hưởng đến
tính năng chung của lốp. Lốp của bạn có thể không có một vài thành phần này.
Nhà sản xuất lốp phải bỏ ra hàng triệu USD mỗi năm để phát triển kết cấu gai lốp.
Sipes
Là những rảnh nhỏ cho phép các gai lốp có thể biến dạng và linh hoạt,
giúp lốp linh hoạt hơn và chống trượt tốt hơn, ngoài ra, còn làm tăng thêm một
chút diện tích tiếp xúc. Các rãnh này rất hữu ích trên đường băng giá, tuyết nhẹ
hay đường đất mềm. Grooves
Là những rãnh thoát nước từ trước ra phía sau lốp Blocks
Là những khối gai lốp giúp tăng cường khả năng chống trượt Ribs
Là những khối gai chạy dọc chu vi lốp xe, tạo thành 1 dải tiếp xúc Dimples
Là những đường rãnh, thông thường được bố trí ở gần cạnh lốp, có
chức năng tăng cường khả năng làm mát lốp Shoulders
Vai lốp: giúp tăng diện tích tiếp xúc khi đánh lái, vào cua. Vai lốp
bao bọc một phần 2 bên lưng lốp. Tại sao một số lốp nhìn đẹp hơn?
Nhìn vào
hình và bạn tự hỏi, cái nào đẹp hơn? Có hàng trăm loại gai lốp. Hình dạng gai lốp
được thiết kế hài hòa giữa chức năng và…ngoại hình. Một vài nhà sản xuất tập
trung vào tính năng của lốp với những gai lốp rất đẹp. Bạn có tin hay không, đối
với một số người, hình dạng gai lốp là rất quan trọng.
Nhà sản xuất cũng nắm bắt được điều này, đôi khi, các nhà sản xuất
cũng có tham khảo ý kiến của người tiêu dùng về hình dạng gai lốp để nắm bắt được
thị hiếu. Thử thách đối với nhà sản xuất là làm ra những chiếc lốp vừa an toàn
vừa đẹp mắt.
Cách đọc thông số của lốp?
Có nhiều cách ghi thông số của lốp, nhưng phổ biến
nhất là ghi theo tiêu chuẩn DIN, dưới đây là một ví dụ:
Bề rộng lốp
Là bề rộng của lốp (mm) được đo từ bên trái tới bên phải lốp khi
không tải Tỉ lệ chiều cao lốp: Giúp bạn tính được chiều cao của lốp. Trong ví dụ này 65 có nghĩa
là 65% của bề rộng lốp (185 mm), như vậy chiều cao lốp là 185*65%=120,25mm Kết cấu lốp bố Thể hiện cấu trúc bố chịu lực. Hầu hết xe khách đều sử dụng kết cấu
bố chịu lực dạng Radial, viết tắt là chữ R. Đường kính bánh xe Được tính bằng đơn vị inch, cho biết lốp có thể lắp với với bánh
xe bao nhiêu. Trong trường hợp này là 13 inch Tải trọng lốp Cho biết tải trọng tối đa của lốp có thể chịu được. Có 1 bảng để
tra cứu. Bảng này thông thường được tính cho những lốp có tốc độ dưới 210 km/h.
Đối với tốc độ cao hơn, tải trọng lốp sẽ giảm. Nhìn chung, một chiếc lốp xe
trung bình có thể chịu tải được cao hơn mức nhu cầu thông thường mà bạn cần. Tốc độ tối đa: Cho biết tốc độ tối đa của lốp. Chữ H là phổ biến nhất.
Lốp của bạn bao nhiêu tuổi? Thông thường, nhà sản xuất sẽ ghi ngày sản xuất lốp vào sản phẩm dưới dạng một
con số có 4 chữ số, và tất nhiên là không có màu như hình! Trong ví dụ trên
chúng ta hiểu là lốp được sản xuất vào tuần thứ 10của năm 2004. Có một nguyên tắc chung là bạn
không nên sử dụng một chiếc lốp đã hơn 6 tuổi. Lý do là cao su cũng bị giảm tuổi
thọ mặc dù không sử dụng. Nếu bạn mua 1 chiếc lốp mới, bạn cũng nên kiểm tra và
đảm bảo chúng không bị tồn kho quá 6 năm! Nếu nhà sản xuất chỉ ghi có 3 con số
thì có nghĩa là lốp được sản xuất trước năm 2000. Hãy kiểm tra tuổi thọ lốp bạn
đang sử dụng.
Hiện tượng “lướt ván” của lốp là gì?
Hiện tượng “lướt ván” của lốp vẫn có thể xảy ra đối
với một lốp mới. Khi gai lốp bị mòn, nguy cơ xảy ra hiện tượng “lướt ván” là lớn
hơn bởi vì các rãnh thoát nước bị giảm độ sâu và khả năng thoát nước giảm đi. Cảm
giác bánh xe bị “lướt ván” giống như cảm giác xe bị mất độ bám và hướng chạy.
Khi xe đang chạy thẳng, bỗng nhiên cảm giác tay lái nhẹ đi, và khi đánh lái nhẹ
thì xe vẫn không phản ứng.
Khi hiện tượng này xảy ra, có thể động cơ bất ngờ tăng số vòng
quay và đồng hồ tốc độ của xe tăng lên. Khi xe đang vào cua đường cao tốc, nếu
bánh trước bị mất độ bám, xe sẽ bị văng ra ngoài cua. Nếu bánh sau bị mất độ bám,
phía đuôi xe sẽ bị trượt gây ra hiện tượng quá lái. Nếu cả 4 bánh bị hiện tượng
“lướt ván”, xe sẽ bị trượt trên đường thẳng hoặc. Khi một hay tất cả bánh xe lấy
lại độ bám, có thể xe sẽ bị xoay vào một hướng bất kỳ tùy thuộc vào vị trí bánh
xe.
Cách xử lý trong trường hợp xe bị “lướt ván” và đang chạy trên đường
thẳng là tiếp tục giữ thẳng tay lái, nhả nhẹ chân ga và không đạp thắng. Nếu không
xe sẽ bị trượt vô định hướng và việc giữ hướng đi của xe là khó khăn hoặc không
thể thực hiện. Khi hiện tượng giảm đi, cảm giác lái sẽ có trở lại.
Trong trường hợp bánh sau bị “lướt ván” khi vào cua, đuôi xe bị
văng gây hiện tượng quá lái, lúc này, tài xế nên đánh lái theo hướng bị trượt
và nhánh chóng đánh lái ngược lại để lấy lại hướng di chuyển thẳng. Hệ thống ổn định điện tử không thể thay thế hoàn toàn kỹ thuật lái khẩn cấp này
và việc chọn lựa lốp xe đúng. Hệ thống còn phụ thuộc vào điều kiện bám của lốp
xe. Hệ thống này có thể giúp xe thoát khỏi hiện tượng trượt dễ dàng hơn khi tốc
độ xe đủ chậm để bánh xe lấy lại độ bám chứ không thể ngăn được hiện tượng “lướt
ván”.
Tổng kết ·Hãy tìm một chuyên gia để kiểm tra lốp định kỳ. Đừng trì hoãn việc
thay thế ·Xem sách hướng dẫn để tìm được đúng loại lốp cho xe ·Nếu bạn là người thích độ xe, hãy bắt đầu từ độ lốp xe! Đón đọc số tới Áp suất lốp và sự mài mòn Các hư hỏng của bánh xe và lốp xe Việc quay vòng lốp xe Cách đo bề rộng mâm bánh xe và độ lệch tâm Kích thước mâm bánh xe và cách độ mâm lớn hơn.
Vài nét về Dr. Joe
Được đào tạo với chuyên ngành kỹ thuật hàng không, Dr. Joe có bằng kỹ
sư hàng không và bằng tiến sĩ khí động học. Dr. Joe cũng từng được hãng xe lớn
săn lùng như General Motors để nghiên cứu về kỹ thuật ô tô. Ông có kinh nghiệm
5 năm làm việc cùng với các chuyên gia ô tô Đức cũng như đã trải qua sự nghiệp
của mình tại nhiều quốc gia như Úc, Nhật và Đức. Dr. Joe có kinh nghiệm trong
ngành thiết kế, kiểm tra và phát triển công nghệ ô tô. Trong sự nghiệp của mình,
Dr. Joe cũng đã thực hiện việc độ xe cho rất nhiều đội đua khác nhau. Một tin
vui cho những người đam mê xe tại Việt Nam là trong tháng tới, Dr. Joe cũng sẽ
mở một phòng trưng bày phục vụ cho việc độ xe ở TPHCM và ông mong muốn mang
kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp của mình đến phục vụ những người đam mê xe ở
Việt Nam