Theo các chuyên gia kinh nghiệm về ô tô, hầu hết tài xế còn "non tay" khá lúng túng khi kiểm tra và bảo dưỡng xe ô tô tại nhà, họ thường có tâm lý đợi kiểm tra một thể vào kỳ bảo dưỡng. Tuy nhiên, mức thời gian kiểm tra định kỳ được nhà sản xuất đưa ra chỉ mang tính chất chung chung, trong khi quá trình vận hành xe còn rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến trục trặc, hỏng hóc. Do vậy, để đảm bảo lái xe an toàn, các chủ xe cần lưu ý tự kiểm tra các chi tiết trên xe ô tô như sau:
Lọc gió
Bộ lọc gió là bộ phận rất quan trọng trên xe ô tô, có chức năng lọc bụi, bẩn khi luồng không khí đi vào bên trong động cơ. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bộ phận này nên được kiểm tra, vệ sinh sau mỗi 5.000 km và thay mới sau khi xe đã lăn bánh 20.000 km.
Bộ lọc gió là bộ phận rất quan trọng trên xe ô tô, có chức năng lọc bụi, bẩn khi luồng không khí đi vào bên trong động cơ
Tuy nhiên, thời điểm thay thế bộ lọc động cơ còn phụ thuộc vào tình trạng hoạt động của phương tiện và bộ lọc. Nếu xế yêu của bạn thường xuyên vận hành trong môi trường nhiều khói bụi và thời tiết nóng ẩm thì bộ phận này cần được thay mới nhanh hơn, đặc biệt là khi bụi đóng thành mảng, bộ lọc rách, nát…
Kiểm tra quạt tản nhiệt
Trong khi mở mui xe ra, hãy khởi động xe và tiến đến quan sát quạt tản nhiệt được lắp sau két nước làm mát để chắc chắn rằng nó còn hoạt động. Nên nhớ rằng có trường hợp khi động cơ mới khởi động thì chưa đủ độ nóng để quạt phải làm việc nên có thể nó sẽ chưa hoạt động, để chắc chắn hãy khởi động máy và để một quãng thời gian ngắn khi động cơ đủ nóng để có đánh giá chính xác hơn.
Nếu quạt không hoạt động thì cũng sẽ giảm hiệu quả của dung dịch làm mát trong két nước và nên đưa đến các trung tâm sửa chữa để kiểm tra bởi hệ thống này hoạt động phức tạp hơn bạn nghĩ.
Nếu quạt không hoạt động thì cũng sẽ giảm hiệu quả của dung dịch làm mát trong két nước
Kiểm tra bộ tản nhiệt
Mở nắp capo và có thể cầm theo một chiếc đèn pin hoặc đèn điện thoại để đảm bảo ánh sáng khi quan sát. Công việc đơn giản chỉ là kiểm tra mức của dung dịch làm mát có bị hao hụt không và tốt nhất là luôn để mức dung dịch này ở mức Max. Nếu để mức dung dịch này quá thấp dẫn đến việc động cơ bị nóng nhanh giảm hiệu quả hoạt động của động cơ.
Nếu kiểm tra nhiều lần sát nhau mà thấy mức dung dịch liên tục giảm nhanh thì nên đưa xe tới các trung tâm sửa chữa để kiểm tra xem bộ tản nhiệt có bị rò rỉ hay không.
Bơm căng lốp xe đảm bảo đủ áp suất tiêu chuẩn
Thông thường, cứ 2 tuần một lần nên bổ sung hơi vào các lốp để để đảm bảo áp suất lốp. Lốp quá non hay quá căng đều có thể gây ra các sự cố như lốp nhanh mòn và nhanh hỏng, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe của bạn.
Các xe ô tô hiện nay đã được trang bị khá nhiều hệ thống cảnh báo áp suất lốp xe nhưng để tiết kiệm chi phí thì tùy chọn này cũng bị cắt giảm khá nhiều và bạn cần phải chủ động kiểm tra áp suất lốp. Hoặc có thể tự trang bị đồng hồ đo áp suất lốp dạng điện tử hoặc dạng tiêu chuẩn, cùng với máy bơm lốp di động chạy pin hoặc sử dụng cổng điện 12v tại các cửa hàng phụ tùng xe.
Thông thường, cứ 2 tuần một lần nên bổ sung hơi vào các lốp để để đảm bảo áp suất lốp
Kiểm tra cần gạt nước
Đây cũng là một công việc mà rất nhiều người bỏ qua cho đến lúc phát hiện gạt cao su bị lão hóa. Việc đơn giản và không tốn nhiều thời gian chỉ là vệ sinh sạch cần gạt nước sau vài ngày sử dụng.
Để cần gạt nước hoạt động không tốt dẫn đến vệ sinh kính chắn gió kém hiệu quả làm hạn chế tầm nhìn người lái xe đồng thời cũng có thể làm xước, hư hỏng kính chắn gió. Ngoài ra còn có những tiếng kêu rít gây khó chịu.
Thông thường, cần gạt nước mưa dùng được khoảng 30.000 km thì nên thay lưỡi gạt để hiệu suất làm việc của nó tuy nhiên cũng có những trường hợp phải thay sớm hơn.
Để tăng tuổi thọ cho cần gạt nước cần lưu ý: không sử dụng gạt khi kính chắn gió đang khô; Không sử dụng xăng dầu hay dung môi để rửa cần lưỡi gạt nước bởi cao su lưỡi gạt bị lão hóa nhanh chóng; nên bổ sung nước rửa kính thường xuyên để đảm bảo cần gạt không hoạt động trong điều kiện khô.
Đây là những công việc khá đơn giản của người sử dụng ô tô và nên thường xuyên tự kiểm tra để tránh từ những lỗi vặt kéo theo hệ lụy lớn hơn và mất thêm chi phí sửa chữa không đáng có.