Có cần thiết phủ lớp chống ồn trong cabin xe bán tải?

Nhiều người cho rằng nên dán phủ lớp chống ồn trong khoang xe để bớt tiếng rào rào vọng từ khoang máy. Điều này có thực sự cần thiết?

Cabin xe bán tải (Ảnh minh họa)
 
Hỏi: Chuẩn bị mua chiếc xe bán tải hiệu Nissan Navara, tôi được tư vấn nên dán phủ lớp chống ồn trong khoang xe để bớt tiếng rào rào vọng từ khoang máy. Xin tư vấn liệu việc dán lớp chống ồn này?
 
Đỗ Tiến Nam (Quận Hải An, Hải Phòng)
 
Trả lời:
 
Thực chất khi dán các lớp cách âm, âm thanh chỉ bị biến dạng chứ không mất đi. Theo các chuyên gia, tiếng ồn của một chiếc xe hơi đang vận hành là từ gió, từ động cơ, tiếng rung của khung gầm và tiếng lốp trên mặt đường. Trong đó, tiếng gió và tiếng động cơ thì không thể cản được, chỉ còn tiếng lốp xe với tiếng rung khung gầm, được nhà sản xuất khắc phục bằng nhiều phương pháp.
 
Nếu lật các lớp lót sàn xe nguyên bản hoặc lật băng ghế sau, người dùng sẽ nhận thấy sàn xe được thiết kế những rãnh lồi, lõm. Đây là các gân được dập để giảm biên độ rung và giúp sàn xe chắc chắn hơn.
 
Trên mặt sàn, có những tấm kim loại được dán như miếng vá. Đó là những tấm damping được nhà sản xuất gia cố lên những chỗ rung của sàn xe. Những chỗ rung này sẽ tạo ra âm thanh khi động cơ vận hành. Ngoài ra, các khung cửa cũng được gia cố bằng các gioăng cao su vừa đủ để đóng, mở cửa dễ dàng.
 
Về cơ bản, việc gắn thêm mút hoặc gioăng cao su để bít các khe cửa có thể giảm được tần số âm thanh nhưng lại không đáng kể đối với tai người. Cho nên, dù mong muốn của người tiêu dùng là xe chạy trên xa lộ phải êm như đi trong khách sạn, bằng việc dán những tấm vật liệu lên cửa hay lót sàn, là điều bất khả thi.
 
Các lớp chống ồn bằng nhựa đường, sợi bông hay mút xốp đều ở dạng xốp và có các khe hở bên trong. Đây là nơi hấp hơi ẩm, trữ nước ở phía mặt bên trong vách xe, tạo nên độ ẩm, gây ra gỉ sét và chập điện.
 
Bởi vậy, việc dán lớp chống ồn rất ít được các showroom ô tô chính hãng cung cấp như một dịch vụ gia tăng cho khách hàng, một phần vì dán chống ồn không hề rẻ và không mang lại hiệu quả như mong đợi.
 
Thực chất khi dán các lớp cách âm, âm thanh chỉ bị biến dạng chứ không mất đi. Theo các chuyên gia, tiếng ồn của một chiếc xe hơi đang vận hành là từ gió, từ động cơ, tiếng rung của khung gầm và tiếng lốp trên mặt đường. Trong đó, tiếng gió và tiếng động cơ thì không thể cản được, chỉ còn tiếng lốp xe với tiếng rung khung gầm, được nhà sản xuất khắc phục bằng nhiều phương pháp.
 
Nếu lật các lớp lót sàn xe nguyên bản hoặc lật băng ghế sau, người dùng sẽ nhận thấy sàn xe được thiết kế những rãnh lồi, lõm. Đây là các gân được dập để giảm biên độ rung và giúp sàn xe chắc chắn hơn.
 
Trên mặt sàn, có những tấm kim loại được dán như miếng vá. Đó là những tấm damping được nhà sản xuất gia cố lên những chỗ rung của sàn xe. Những chỗ rung này sẽ tạo ra âm thanh khi động cơ vận hành. Ngoài ra, các khung cửa cũng được gia cố bằng các gioăng cao su vừa đủ để đóng, mở cửa dễ dàng.
 
Về cơ bản, việc gắn thêm mút hoặc gioăng cao su để bít các khe cửa có thể giảm được tần số âm thanh nhưng lại không đáng kể đối với tai người. Cho nên, dù mong muốn của người tiêu dùng là xe chạy trên xa lộ phải êm như đi trong khách sạn, bằng việc dán những tấm vật liệu lên cửa hay lót sàn, là điều bất khả thi.
 
Các lớp chống ồn bằng nhựa đường, sợi bông hay mút xốp đều ở dạng xốp và có các khe hở bên trong. Đây là nơi hấp hơi ẩm, trữ nước ở phía mặt bên trong vách xe, tạo nên độ ẩm, gây ra gỉ sét và chập điện.
 
Bởi vậy, việc dán lớp chống ồn rất ít được các showroom ô tô chính hãng cung cấp như một dịch vụ gia tăng cho khách hàng, một phần vì dán chống ồn không hề rẻ và không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Nguồn: G.T

Link nội dung: https://autovina.com/co-can-thiet-phu-lop-chong-on-trong-cabin-xe-ban-tai-a21090.html