Kinh nghiệm chuẩn bị xe cho những chuyến du xuân đầu năm

Dịp lễ tết các bác tài sẽ có những chuyến đi chơi cùng gia đình sau 1 năm làm việc vất vả. Để chuyến đi luôn được an toàn và vui vẻ, các bác tài cần trang bị một số kiến thức sau.


Kiểm tra xe
Phải chắc rằng “xế” yêu của mình phải đủ khỏe để chạy trên chặng đường dài. Đầu tiên, kiểm tra xe thật kỹ trước khi khởi hành (kiểm tra dầu, nhớt, nước mát, lốp xe,… và đặc biệt chú ý về phanh xe). Rửa xe trước khi đi như vậy đi đường sẽ dễ chịu hơn.
 
Gương cũng là bộ phận không thể bỏ qua khi kiểm tra, nên chỉnh gương thật chuẩn để có thể quan sát đường tốt nhất chứ không phải là để quan sát thân xe. Nhìn gương bằng một cái liếc mắt thôi cũng là quan trọng lắm khi chạy xe kể cả là đường trường hay đường thành phố đoạn ngắn.
 
Kiểm tra xe trước khi đi
 
Ắc-quy
Thông thường ắc-quy mới có thể sử dụng từ 2 đến 5 năm. Không có cách nào để biết trước khi nào ắc-quy sẽ hết điện. Hiện tượng có thể là tốc độ của máy chậm đi so với trước. Nếu đã dùng được từ 4 đến 5 năm thì nên thay mới.
 
Nên kiểm tra xem ắc-quy có bị rò rỉ hoặc các vết nứt hay có dầu hiệu của sự ăn mòn không, nếu có nên thay mới. Kiểm tra các đầu điện cực, nếu bị ăn mòn thì ắc-quy rất dễ bị hỏng, nhất là khi đang đi trên đường.
 
Tâm lý tốt
Có thể bạn sẽ có những tâm lý không tốt, vừa lái xe vừa thở gấp, bị giật mình mỗi khi có xe nào đó chạy vụt qua hoặc tạt qua mũi xe mình,… việc này có thể làm bạn đâm hoảng, tay lái run. Vì vậy, bạn phải tự tin là mình sẽ lái xe ở xa lộ tốt.
Khi lái xe đường dài, việc quan sát các biển báo giao thông là rất cần thiết
Quan sát các biển báo giao thông

Khi lái xe đường dài, việc quan sát các biển báo giao thông là rất cần thiết, nhất là biển báo giới hạn tốc độ thường đặt tại khu vực đông dân cư như thị xã, thị trấn,… Ngoài ra, đi đúng tốc độ thì không phải lo đến việc cảnh sát giao thông “hỏi thăm”.
 
Tốc độ và khoảng cách

Không thay đổi tốc độ đột ngột (trừ trường hợp khẩn cấp), không nên đi quá nhanh, bám đuổi vượt hết đoàn xe này đến đoàn xe khác, bạn sẽ luôn cảm thấy căng thẳng và nhanh mệt. Điều này không an toàn cho bạn và người ngồi trên xe. Cũng không nên đi quá chậm. Nên chạy tốc độ trung bình, nhanh thì 60 km/h, còn trung bình cứ 40 km/h – 50 km. Lưu ý thêm, việc chạy với tốc độ trên 80km/h là khá nguy hiểm.
 
Khi đi trên đường tuyệt đối bạn không được bám sát đuôi xe khách vì những xe này thường phanh gấp bất cứ lúc nào để đón và trả khách rất nguy hiểm. Nên chú ý nhường đường cho các xe xin vượt khi bạn quan sát thấy không có nguy hiểm. Không phanh gấp ngoại trừ những trường hợp đột xuất bất thường.
 
Khi đi trên đường tuyệt đối bạn không được bám sát đuôi xe khách
Mở nhạc vừa đủ nghe
Âm nhạc cũng rất cần thiết cho sự thư giãn, tuy nhiên bạn đừng vặn quá lớn. Nếu vậy, bạn sẽ khó có thể nghe được tiếng còi từ những xe sau và mất tập trung vào những tín hiệu xin đường trong quá trình lưu thông.
 
Nguyên tắc vượt xe và nhường đường
Vượt xe chạy phía trước: Nguyên tắc phải xi nhan và quan sát, kết luận chắc chắn lái xe phía trước cho mình vượt (bật xi nhan ra hiệu hoặc vẫn giữ tốc độ ổn định) và quan sát gương chắc chắn không có xe nào ngay sau xe mình thì nhấn ga vượt ngay.
 
Nghỉ ngơi khi có cảm giác mệt
Nên nghỉ một vài điểm dọc đường để nghỉ ngơi, uống nước. Bạn nên nghỉ khi chạy 2 giờ liền hoặc khi đi được quãng đường 150km đến 200 km. Những lúc nghỉ nên ra khỏi xe, làm vài động tác thể dục nhất là với cổ và vai.
Nguồn: Cartimes 

Link nội dung: https://autovina.com/kinh-nghiem-chuan-bi-xe-cho-nhung-chuyen-du-xuan-dau-nam-a20927.html