25/11/2009 11:27
25/11/2009 11:27
Độ xe cùng Dr.Joe - Kết nối bạn với mặt đường (Kỳ 2)
Ở kỳ trước chúng ta đã cùng Dr.Joe bàn về tính năng và những kiến thức căn bản nhất về lốp xe. Trong bài viết này, Dr.Joe sẽ tiếp tục chủ đề về lốp xe với những tư vấn về sử dụng lốp hiệu quả.
>>Độ xe cùng Dr.Joe - Lốp xe và những điều cần biết (Kỳ 1
Tại sao lốp có thể nâng đỡ trọng lượng xe?
Thật ra, lốp xe không trực tiếp nâng trọng lượng của xe. Lốp xe chỉ là một vật chứa không khí có áp suất cao. Chấp nhận quan điểm này, bạn sẽ dễ dàng hiểu được vấn đề. Bạn hãy làm một ví dụ nhỏ: nâng bánh xe lên và đo áp suất lốp. Sau đó so sánh với áp suất lốp khi không nâng bánh xe. Điều thú vị là áp suất sẽ không đổi.
Lốp xe cũng có gì đó giống như một quả bóng. Lốp xe cũng có phần giống như một quả bóng. Độ đàn hồi của lốp giúp áp suất không khí bên trong không đổi. Chính áp suất không khí trong lốp đã nâng đỡ xe.
Tại sao lốp bị nóng khi xe chạy?
Sau một chuyến đi dài hoặc chạy tốc độ cao thì lốp xe sẽ nóng hơn. Chúng ta vẫn sẽ tiếp tục giải thích với quan điểm lốp xe là một vật chứa không khí. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được phần lốp xe phía dưới tiếp xúc với mặt đường sẽ bị biến dạng, còn phía trên thì không (xem hình 1). Khi xe chạy thì vị trí lốp tiếp xúc mặt đường liên tục thay đổi, do đó biên dạng lốp cũng liên tục chuyển từ trạng thái biến dạng sang trạng thái không biến dạng. Chính điều này làm gây ra nhiệt và làm nóng lốp. Gai lốp nóng lên bởi vì chúng cũng thay đổi hình dạng khi đi trên đường gồ ghề hoặc khi quay vô lăng.
Nhiệt độ chính là kẻ thủ lớn nhất của lốp. Nhiệt có thể làm yếu kết của của lốp gây ra hỏng hóc. Khi xe chạy trên đường trường với tốc độ càng cao hoặc tải trọng càng nặng thì lốp dễ hỏng hơn vì nhiệt tăng cao.
Tại sao cần phải tăng áp suất lốp khi xe chở nặng?
Hình minh họa.
Chúng ta đều biết là khi xe chở càng nặng thì phần lốp bên dưới (tiếp xúc mặt đường) sẽ càng bị biến dạng (xem hình), do đó nhiệt sinh ra sẽ càng nhiều. Nếu làm cho lốp xe ít biến dạng hơn (bằng cách tăng áp suất lốp chẳng hạn) thì lốp sẽ ít nóng hơn.
Tại sao áp suất lốp lại quan trọng đối với bạn?
Áp suất quá thấp (lốp non)
Hãy nhìn vào biểu đồ và tìm cột áp suất -20%, khi đó tuổi thọ của lốp giảm chỉ còn 85%. Việc bạn phải tốn thêm tiền chỉ là một tác hại, dưới đây là các tác hại khác của áp suất lốp quá thấp
·Lốp dễ hư hỏng do nhiệt
·Lốp phải hoạt động “vất vả” hơn khi bánh xe quay. Động cơ nặng hơn và tốn nhiều nhiên liệu hơn. Chỉ cần áp suất lốp thấp hơn một chút thì xe tiêu hao hơn 5% nhiêu liệu.
·Gai lốp nhanh bị hỏng hơn 25%, tùy thuộc độ “non” của lốp
·Tăng khả năng lốp mòn không đều và phải thay lốp sớm
·Việc điều khiển xe cũng bị ảnh hưởng. Tay lái nặng hơn
Đùa một chút: bạn hãy thử yêu cầu đại lý lốp xe bơm lốp thấp hơn 20% và nhìn vào lốp. Bạn sẽ thấy nó bình thường. Vì vậy áp suất lốp nên được kiểm tra bằng đồng hồ đo, mắt bạn sẽ không thể thay thế đồng hồ đo được!
Áp suất lốp quá cao
Dưới đây là một số tác hại do áp suất lốp quá cao:
·Xe không êm dịu
·Lốp dễ bị hỏng khi chạy trên đường xấu
·Phát sinh nhiều tiếng ồn khi lái
·Gai lốp mòn không đều, phải thay lốp sớm
·Tay lái nhẹ hơn, bánh xe đáp ứng tốt hơn. Đây là điểm tốt đối với một tay lái thể thao, nhưng bạn có thể gặp khó khăn với điều kiện đường ướt.
Làm sao để biết được áp suất lốp tiêu chuẩn?
Rõ ràng là áp suất lốp rất quan trọng đối với túi tiền của bạn cũng như sự an toàn. Vì vậy áp suất lốp bao nhiêu là đúng?
Tôi đã từng chứng kiến một cơ sở lốp xe đã bơm lốp đến áp suất ghi trên hông lốp. Điều này hoàn toàn sai. Áp suất ghi trên hông lốp là áp suất tối đa mà lốp chịu được chứ không phải áp suất tiêu chuẩn.
Các nhà sản xuất xe luôn dán một bảng áp suất lốp tiêu chuẩn trên xe (thường có màu vàng, được dán trên cột chữ B – xem hình) hoặc ghi trong sách hướng dẫn sử dụng.
Một số nhà sản xuất còn ghi áp suất khi xe chở 2 người hoặc khi chở 4 người. Một điểm cuối cùng để bạn kiểm tra là nếu áp suất tiêu chuẩn của nhà sản xuất xe cao hơn áp suất ghi trên lốp thì bạn đã chọn sai lốp cho xe!
Lợi ích của việc đảo lốp
Đảo lốp giúp ngăn ngừa mài mòn bằng việc làm cho lốp nằm ở các vị trí bánh khác nhau càng nhiều càng tốt, giúp lốp mòn đều hơn và bền hơn. Nên nhớ rằng việc đảo lốp không thể giúp sửa lại những hư hỏng trong kết cấu lốp.
Khi các lốp xe cùng mòn giống nhau, bạn sẽ thay cùng lúc 4 lốp và duy trì được tay lái chuẩn mà không cần chỉnh lại. Nhà sản xuất thường khuyên bạn nên đảo lốp mỗi 5.000 – 8.000 km, ngay cả khi lốp chưa bị mòn. Đây cũng là dịp để chúng được kiểm tra hư hỏng và loại bỏ các đá nhỏ chèn vào gai lốp. Bạn nên kết hợp đảo lốp với thay dầu máy luôn một lần là tốt nhất.
Nên đảo lốp như thế nào? Bạn nên đảo lốp theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Dưới đây là các sơ đồ đảo lốp
Đảo 4 lốp với nhau – sử dụng trong trường hợp bánh xe dự phòng (bánh sơ-cua) là loại nhỏ, khác với 4 bánh đang sử dụng:
Sơ đồ A và B: dành cho xe dẫn động bằng 2 bánh trước (lốp không có chiều quay)
Sơ đồ C: dành cho xe dẫn động bằng 2 bánh sau (lốp không có chiều quay)
Sơ đồ D: dành cho xe dẫn động bằng 2 bánh trước hoặc 2 bánh sau (lốp có chiều quay)
Sơ đồ E: dành cho xe có lốp trước khác với lốp sau (lốp không có chiều quay)
Đảo 5 lốp – sử dụng đối với xe có bánh xe dự phòng giống với các bánh còn lại:
Sơ đồ F: xe dẫn động 2 bánh trước (lốp không có chiều quay)
Sơ đồ G: xe dẫn động 2 bánh sau, dẫn động 4 bánh, dẫn động tất cả các bánh (lốp không có chiều quay)
Việc áp dụng đảo lốp là rất quan trọng đối với các xe dẫn động 4 bánh. Nếu bạn có một lốp mới và 3 lốp bị mòn thì có thể gây một chút sai lệch đối với hệ thống dẫn động
Công nghệ lốp xe có khả năng sử dụng khi bị xẹp (Flat tire technology)
Bạn có bao giờ trễ giờ làm hay một cuộc hẹn với bạn bè khi lốp bị xẹp? Khi đó, bạn sẽ hiểu được sự phiền phức do lốp xẹp đến mức nào. Nhiều xe hiện nay có hệ thống kiểm tra áp suất lốp. Hệ thống sẽ cảnh báo khi áp suất lốp thấp hơn tiêu chuẩn. Các hệ thống cảnh báo áp suất lốp sẽ rất tiện lợi cho tài xế trong việc linh hoạt trong việc quyết định khi nào cần thay lốp hoặc sửa lốp ở đâu. Dưới đây là 3 ví dụ về kỹ thuật mới này:
(1)Lốp xe có khả năng sử dụng khi bị xẹp (Run Flat Tires)
Loại lốp này có thành lốp cứng cáp hơn hơn, do đó có thể chịu được trọng lượng xe, ngay cả khi bị mất hết áp suất. Khi đó, áp suất không khí không còn nâng xe mà chính kết cấu lốp sẽ tạm thời nâng đỡ xe. Loại lốp này giúp xe có thể chạy với tốc độ 80m/h khi bị xẹp lốp. Một vài tài xế không nhận biết được khi bánh xe bị xẹp vì vậy loại lốp này thường đi kèm với một cảm biến áp suất lốp để báo cho tài xế khi lốp mất áp suất.
(2)Lốp tự vá (Continental - ContiSeal)
Lốp tự vá có kết cấu bình thường nhưng được phủ them một lớp keo mềm. Khi lốp bị thủng bởi đinh ốc, vít, chất keo sẽ phủ lại và làm kín. Loại lốp này không cần phải lắp thêm cảm biến áp suất.
(3)Lốp có khả năng sử dụng khi bị xẹp Michelin PAX
Loại lốp này có thêm một vòng đỡ được lắp vào bánh xe. Vì vậy khi lốp bị mất áp suất, lốp sẽ tựa trên vòng đỡ này và chịu được trọng lượng xe. Ưu điểm là thành lốp có thể làm bằng vật liệu thông thường và đảm bảo tính năng êm dịu khi lái xe. Nhược điểm là phải lắp thêm vòng đỡ và không phải loại bánh xe nào cũng lắp được và giá cả cũng cao hơn.
Làm sao để biết đường kính lốp, bề rộng mâm và độ lệch tâm của mâm bánh xe?
Đường kính lốp
Ví dụ lốp có ký hiệu 185/65 R 13 91 H. Chiều cao lốp được tính là 185x65%=120,25mm. Chúng ta cũng biết rằng mâm bánh xe có đường kính 13 inch (330,20mm). Bây giờ chúng ta tính được:
Đường kính tổng cộng bánh xe = đường kính mâm + 2 lần chiều cao lốp (xem hình)
Như vậy, đường kính tổng cộng bánh xe = 330,20 + 2 x 120,25 = 570,70 mm
Độ lệch tâm (ký hiệu ET)
Độ lệch tâm là khoảng cách giữa đường tâm mâm bánh xe và mặt phẳng lắp mâm (xem hình). Độ lệch tâm được đo bằng mm. Chúng ta có độ lệch tâm dương, độ lệch tâm âm và độ lệch tâm bằng không. Độ lệch tâm tùy thuộc vào kết cấu hệ thống treo, khoảng cách giữa bánh xe và hệ thống treo, kết cấu hệ thống lái và còn ảnh hưởng đến hình dạng của mâm bánh xe.
Mâm bánh xe thường có ghi độ lệch tâm ký hiệu là “ET”. Ví dụ như ET 45 thì độ lệch tâm được hiểu là 45mm
Nên nhớ là khi bạn thay đổi đường kính bánh xe thì độ lệch tâm cũng thay đổi. Điều này có ảnh hưởng đến việc điều khiển xe.
Bề rộng mâm bánh xe
Bề rộng mâm bánh xe được đo bằng khoảng cách giữa 2 má trong của mâm chứ không phải đo từ 2 má ngoài của mâm. Mỗi mâm bánh xe thường được ghi đường kính, bề rộng, độ lệch tâm. Tuy nhiên bạn cũng nên cẩn thận đối với một số mâm kém chất lượng có thể không ghi các thông số này!
Cách “độ” mâm bánh xe đúng
|
|
|
|
|
Ví dụ 1
|
|
|
|
|
|
Chiều cao tổng thể của bánh xe (mm)
|
|
|
|
|
Ví dụ 2
|
|
|
|
|
|
Chiều cao tổng thể của bánh xe (mm)
|
|
|
|
|
Chỉ tăng bề rộng lốp:
Tăng bề rộng lốp thích hợp với những người có ngân sách nhỏ vì chỉ cần thay lốp mà thôi. Thông thường người ta thích thay lốp rộng hơn. Điều này làm tăng thêm một chút khả năng bám đường. Trong ví dụ 1 (xem bảng), lốp mới rộng hơn (từ 205mm tăng lên 225mm) được lắp vào, lúc này chiều cao tổng thể của bánh xe không khác biệt nhiều với lốp chuẩn.
Trong ví dụ 2, lốp mới được lắp vào có bề rộng nhỏ hơn ví dụ 1, nhưng bây giờ chiều cao tổng thể của bánh xe khác biệt khá nhiều với lốp chuẩn. Việc sử dụng lốp có chiều cao nhỏ hơn sẽ giúp tăng độ cứng cho hông lốp nhưng lại không tiện nghi khi lái xe.
Ví dụ 1 là trường hợp tốt nhất để xem xét bởi vì nó duy trì đường kính tổng thể của bánh xe gần giống với lốp chuẩn.
Việc độ lốp tùy thuộc vào tính năng mà bạn mong muốn đạt được. Bạn nên thật cẩn thận để duy trì chiều cao tổng thể của bánh xe trong giới hạn của nhà sản xuất cũng như trong giới hạn của luật pháp. Nên nhớ rằng việc thay đổi chiều cao tổng thể của bánh xe có thể ảnh hưởng đến một số hệ thống như: hệ thống phanh ABS, hệ thống ổn định xe điện tử ESP… và làm cho xe bạn kém an toàn hơn.
Tăng 1 inch:
Tăng 1 inch có nghĩa là bạn tăng thêm 1 inch cho mâm bánh xe. Bạn cần phải chú ý tới khác biệt ở chiều cao tổng thể của bánh xe ở ví dụ 1 và ví dụ 2
Tăng 2 inch
“Tăng 2 inch” có nghĩa là bạn muốn tăng đường kính mâm bánh xe thêm 2 inch. Một lần nữa bạn phải chú ý tới khác biệt ở chiều cao tổng thể của bánh xe ở ví dụ 1 và ví dụ 2
Tăng 3 inch hay nhiều hơn:
Lúc này vấn đề trở nên phức tạp hơn. Bạn hãy hỏi ý kiến các chuyên gia về mâm và lốp xe bởi vì tải trọng của lốp trở nên quan trọng. Ngoài ra, các vấn đề khác cũng cần được xem xét khi tăng mâm bánh xe từ 3 inch trở lên.
Mỗi quốc gia có quy định riêng về việc thay đổi kích thước bánh xe và mỗi nhà sản xuất cũng có giới hạn về điều này. Khi độ bánh xe, hãy đảm bảo tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật đều được xem xét, bao gồm: chiều cao tổng thể bánh xe, độ lệch tâm, tải trọng của lốp. Việc kiểm tra có thể mất hàng giờ và nên được thực hiện bở những kỹ sư, kỹ thuật viên ô tô chuyên nghiệp.
MẸO VẶT
·Kiểm tra áp suất lốp mỗi 2 – 4 tuần và luôn luôn kiểm tra trước những chuyến đi xa/ tải nặng
·Điều chỉnh áp suất theo đúng quy định nhà sản xuất được ghi trong thẻ vàng dán trên xe
·Đừng quên kiểm tra áp suất bánh xe dự phòng
·Khi thấy điều gì bất thường, lập tức mang xe cho những người có chuyên môn kiểm tra
·Đảo lốp mỗi 5.000 – 8.000 km
·Khi đọc áp suất lốp, nên nhớ rằng đó là áp suất đo khi bánh xe nguội
·Lắp đúng lốp theo hướng dẫn của nhà sản xuất
·Đảm bảo rằng lốp xe theo đúng quy định pháp luật
autovina
Link nội dung:
https://autovina.com/do-xe-cung-drjoe-ket-noi-ban-voi-mat-duong-ky-2-a1899.html