Thật
ra các nguyên mẫu của LFA đã được giới thiệu và thử nghiệm từ cách đây
khoảng 4 năm. Tuy nhiên, sau đó là một thời gian dài mẫu xe phải nằm
trong xưởng thiết kế để chuyển đổi từ sát-xi nhôm sang sợi các-bon để
trở nên nhẹ hơn và chắc chắn hơn.
Lần
lượt nhiều phương án đã được chế tạo thử nghiệm rồi đem đi triển lãm,
tiêu tốn hàng tỷ yên Nhật để chiếc xe ngày một nhanh hơn, mạnh mẽ hơn
và an toàn hơn trong các bài kiểm tra va chạm. Đã có lúc tưởng như dự
án Lexus LFA phải chấm dứt, nhưng quyết tâm của tân chủ tịch Akio
Toyoda đã giúp nó tồn tại và hoàn thành sứ mệnh cho ra đời một sản phẩm
tuyệt hảo. Chỉ 500 chiếc được sản xuất trong loạt đầu tiên và được giao
hàng bắt đầu từ tháng 01/2011 với giá dự kiến tại châu Âu sẽ là
$534.000.
Mang đậm phong cách Nhật Bản
Lexus
LFA 2011 có rất nhiều thay đổi so với nguyên mẫu, ngay từ cái tên LFA
thay vì LF-A. Phương án cuối cùng được lựa chọn là một chiếc
convertible hai chỗ, động cơ Formula One V10 đặt trước với thân xe kiểu
unibody (hay còn được gọi là monocoque) bằng sợi các-bon.
Lexus
muốn LFA có một bộ mặt cá tính và nổi bật, “…để có thể nhận ra chiếc xe
từ khoảng cách 100 mét” – theo lời giám đốc thiết kế Haruhiko
Tanahashi. Đúng theo tuyên bố đó, vẻ mặt của LFA đầy hiếu chiến, khiến
người ta dễ liên tưởng đến các võ sỹ Samurai thời xa xưa. Sự lịch lãm
thường thấy của những chiếc Lexus phải tạm bị gạt sang một bên để tạo
nên sự khác biệt.
Hai
bên sườn xe và phần đuôi cũng được thiết kế một cách hiệu quả và khoa
học hơn. Cụm ống xả 3 lỗ được bố trí gọn gàng trong một khung tam giác
là một sắp đặt tinh tế và thông minh nhằm làm nổi bật hai cửa khuếch
tán khí động lực học. Cánh gió sau nằm chìm vào nắp cốp sau xe và sẽ
được kích hoạt ở vận tốc trên 80 km/h.
Nội thất sang trọng
Ca-bin
của Lexus LFA 2011 được chế tác bằng những chất liệu hảo hạng nhất, tỉ
mỉ và tinh tế cứ như là được làm hoàn toàn thủ công vậy. Có thể nói nội
thất xe là một không gian xa xỉ hòa trộn giữa đủ chủng loại đồ da, sợi
nhân tạo, nhôm và sợi cac-bon. Chỉ duy nhất hệ thống âm thanh là sản
phẩm chính hãng Lexus.
Một
vài chi tiết thực sự là một tác phẩm nghệ thuật. Chẳng hạn như vô-lăng
3 chấu được tạo dáng từ sợi các-bon và được bọc da ở vị trí 9 giờ và 3
giờ giúp tăng độ bám vào hai bàn tay, qua đó lái xe kiểm soát vô-lăng
tốt hơn. Các thiết bị hiển thị thông tin được bố trí trên một màn hình
điện tử TFT (Thin-film Transistor) giống như trên chiếc Jaguar XF,
trong khi các đường viền bằng kim loại giúp các đồng hồ đo tốc độ trên
tap-lô trở nên rất lịch lãm.
Nhìn
chung, cách bố trí nội thất trên xe rất chặt chẽ, hợp lý mà vẫn tạo
được cảm giác thoáng đáng (thực tế không gian trong ca-bin cũng rất
rộng rãi), trang nhã và thân thiện.
Sức mạnh dưới nắp ca-pô
Lexus
LFA 2011 sử dụng động cơ V10 dung tích 4,8 lít được phát triển bởi
Yamaha – đối tác truyền thống của Toyota trong dòng xe đua thể thao.
Bởi vậy, hãng xe Nhật tự tin khẳng định rằng động cơ của LFA sẽ có
tiếng gầm của một chiếc xe F1.
Đặc
biệt, V10 sử dụng hệ thống bôi trơn các-te khô cùng hệ thống điều khiển
xu-páp biến thiên thời gian và có tốc độ vòng trục khuỷu tối đa lên tới
9.000 vòng/phút – một con số đáng kinh ngạc đối với một động cơ cỡ lớn
như vậy (10 xi-lanh).
Công
suất lớn nhất mà động cơ này có thể đạt được là 552 mã lực ở tốc độ
8.700 vòng/phút, trong khi mô-men xoắn cực đại là 480 Nm ở vòng tua
6.800 vòng/phút. Đó là những thông số hết sức ấn tượng. Thoạt nhìn thì
không ít người sẽ cho rằng động cơ phải hoạt động trong một cường độ
rất lớn, nhưng thực tế là 90% năng lượng mô-men xoắn được tạo ra ngay
từ vòng tua 3.700 vòng/phút.
Lexus
tuyên bố rằng với hộp số 6 cấp kết hợp cùng ly hợp đơn tự động (còn gọi
là bộ truyền động bán tự động), LFA có khả năng tăng tốc từ 0 đến 100
km/h chỉ trong vỏn vẹn…3,7 giây! Ngay từ số 3, LFA đã đạt tới 167 km/h.
Tốc độ lớn nhất mà chiếc xe có thể lướt trên đường là 325 km/h.
Tuy
nhiên, từ nay đến ngày ra mắt chính thức, Lexus vẫn đang cân nhắc lựa
chọn sử dụng hộp số DSG của VW do hãng BorgWarner sản xuất. Có một điều
chắc chắn là hộp số được lựa chọn sẽ phải rất phù hợp với đặc tính mạnh
mẽ của động cơ và sẽ có âm thanh báo gài số lùi cũng như lực gài số lùi
sẽ lớn hơn một chút so vơi các số tiến. Đây là sự chu đáo và cẩn trọng
rất đáng ghi nhận ở Lexus.
Các trang bị đáng chú ý
Lexus
khẳng định việc sử dụng giảm chấn ống đơn monotube là lựa chọn lý tưởng
nhất dành cho LFA. Tất cả bắt nguồn từ yêu cầu phải có một cấu trúc đủ
cứng vững để phù hợp với cách bố trí động cơ ở phía sau cầu trước, nhằm
đạt được phân bố trọng lượng trước/sau tối ưu (48/52). Do đó, cần thiết
phải sử dụng hệ thống treo dạng tay đòn kép ở phía trước và dạng thanh
đòn đa liên kết ở cầu sau.
Bộ
đĩa phanh hợp kim gốm – cácbon với 6 má ép ở các bánh trước và 4 ở các
bánh sau. LFA còn được trang bị la-giăng nhôm có tăng cứng sử dụng lốp
bộ lốp Bridgestone 265/35R20 ở cầu trước và 305/30R20 ở cầu sau. Điều
này góp phần không nhỏ đem lại sự ngạc nhiên về chất lượng lái của xe.
Khi
ở tốc độ thấp, giảm chấn nói riêng và toàn bộ chiếc xe nói riêng đem
lại sự thoải mái như một chiếc sedan thể thao. Tốc độ càng cao, LFA
càng thể hiện rõ đẳng cấp của một chiếc xe đua thực thụ với khả năng
tăng tốc, độ ổn định và tính chính xác khi chuyển hướng ở tốc độ cao.
Một tương lai tươi sáng
Mặc
dù sẽ chỉ có 500 người may mắn được sở hữu Lexus LFA 2011 trong loạt
sản xuất đầu tiên, nhưng điều đó sẽ góp phần tăng sự tò mò, hồi hộp và
tất nhiên là cả giá trị của chiếc xe. Tất nhiên, trong điều kiện kinh
tế hiện nay, giá cả cũng là một trở ngại không nhỏ cho cả nhà sản xuất
và người tiêu dùng.
Mặc
dù vậy, những người mê xe sẽ khó có lý do để do dự bởi những gì mà
chiếc xe này đang sở hữu, đó là một siêu xe thực thụ của đỉnh cao công
nghệ! Và những siêu xe thì chẳng rẻ bao giờ