Huo
Yanhong nói với Tòa án nhân dân trung thẩm Bắc Kinh rằng bà đã mua một
chiếc BYD F0 giá 40.000 nhân dân tệ (khoảng 5.870 USD) ở Công ty dịch
vụ ô tô Wanda Bắc Kinh vì thấy quảng cáo đây là xe có hệ thống an toàn
“5 sao”.
Tuy nhiên, khi một người bạn của bà mượn chiếc xe hồi tháng trước và bị xe khác đâm từ phía sau thì túi khí đã không nổ.
Ra khỏi tòa án, luật sư Han Bingsheng đại diện cho bà Huo nói với phóng viên China Daily rằng bạn của bà Huo đã bị chấn động và phải nằm viện một tuần sau vụ tai nạn.
Luật sư Han cho biết
bà Huo hiện đang kiện hãng xe BYD quảng cáo thái quá về độ an toàn của
xe. BYD và bà Huo đều thể hiện thiện chí muốn hòa giải mà không cần sự
can thiệp của tòa án, nên sẽ gặp nhau để thương lượng trong vài ngày
tới.
Hãng BYD thuộc sở hữu
của ông Wang Chuanfu, người vừa được công bố là giàu nhất Trung Quốc
với tổng giá trị tài sản lên tới hơn 5,1 tỷ USD.
Bà Huo nói với tòa án
rằng bà đã mượn rất nhiều cuốn giới thiệu ô tô để tham khảo trước khi
quyết định mua xe. Và bà đã chọn BYD F0 vì thấy mẫu xe này được quảng
cáo là có “độ an toàn 5 sao”.
Tuy nhiên, sau đó bà mới biết rằng BYD F0 chỉ đạt điểm an toàn 3 sao trong đợt kiểm tra do Trung tâm nghiên cứu và công nghệ ô tô Trung Quốc thực hiện hồi tháng 9.
Kết quả kiểm tra được
công bố vào ngày 24/9. Trong số 18 mẫu ô tô được kiểm tra đợt đó, các
xe BYD F0 đạt tổng số điểm 38,9/51 trong bài kiểm tra va chạm. Mẫu
Peugeot New 307 được xếp hạng an toàn 5 sao, còn mẫu Hyundai Sonata sản
xuất tại Trung Quốc và mẫu CS6 của công ty Trường Phong đạt 4 sao.
Bà Huo cáo buộc BYD
lừa dối khách hàng vì mẫu F0 của hãng trên thực tế không đạt độ an toàn
5 sao như quảng cáo. Thêm vào đó, mẫu xe này còn chưa được xếp hạng an
toàn trước tháng 9. Bà yêu cầu tòa án ra lệnh cho BYD ngừng quảng cáo
sai sự thật và phải xin lỗi công khai.
BYD đã từ chối bình luận về sự việc này với China Daily.
Luật sư Han cho biết
BYD đã trả lời trước tòa rằng khẩu hiệu “5 sao” chỉ được dùng để thể
hiện tình yêu của họ với Trung Quốc, vì quốc kỳ nước này có 5 ngôi sao.
BYD cũng khẳng định rằng mẫu xe F0 đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quốc gia
và đã vượt qua các bài kiểm tra độ an toàn của xe trong va chạm.
Tuy nhiên, ông Han
cho biết, “5 sao” là cụm từ quen thuộc trong ngành ô tô dành cho xếp
hạng an toàn, nên việc BYD quảng cáo như vậy là cố ý gây hiểu lầm.
Trả lời phóng viên ở
bên ngoài tòa án, chuyên gia ô tô Jia Xinguang của Trung Quốc cho biết
cuộc kiểm tra an toàn quốc gia chỉ tiến hành với một chiếc xe mẫu của
từng model, và kiểm tra C-NCAP là không bắt buộc, mà chỉ có tính chất
gợi ý, tham khảo. Nếu không qua kiểm tra an toàn quốc gia, ô tô sẽ
không được phép đưa vào sản xuất.
Ông Jia cũng cho biết cả hai tiêu chuẩn an toàn này đều thấp hơn nhiều so với các tiêu chuẩn quốc tế.
BYD đang nỗ lực trở thành nhà sản xuất xe du lịch lớn nhất Trung Quốc trước năm 2015. Hãng thậm chí còn có tham vọng vượt
autovina
Link nội dung: https://autovina.com/hang-xe-trung-quoc-bi-kien-lua-doi-khach-hang-a1745.html