Ô tô "giá rẻ": Giá bán vẫn cao gấp ba giá nhập khẩu

Xe ôtô có giá bán cao gấp 3 lần so với giá nhập khẩu đang là thực tế ở Việt Nam. Đi tìm lời giải đáp, chúng tôi nhận được hai luồng thông tin trái chiều: Các doanh nghiệp thì cho rằng Việt Nam sẽ có ôtô thực sự giá rẻ nếu mức đánh thuế thấp. Các cơ quan chức năng lại cho rằng giá xe cao là do quy luật cung- cầu.

Có dòng xe có 2.500 - 3.500 USD

Nhiều người tiêu dùng đã bổ đi tìm mua ôtô khi có thông tin thị trường xuất hiện nhiều dòng xe giá rẻ. Nhưng thực tế đã gây thất vọng, vì giá chỉ thấp hơn so với các loại xe đang được bán trên thị trường chút ít chứ không phải là rẻ như mong đợi. Hiện tại, theo thông báo của các Cty ô tô đang hoạt động tại Việt Nam, giá xe 4 chỗ tối thiểu hiện không dưới 13.000 USD/chiếc gồm có: Xe Matiz của Vidamco 13.100 USD/chiếc; Jentre (Deawoo) máy 1.5 giá 18.900 USD/chiếc; xe mini buýt 8 chỗ ngồi của Xuân Kiên với giá 10.900 USD và 11.380 USD... Theo tính toán của một số chuyên gia về ôtô thì dòng xe đang được gọi là giá rẻ tại Việt Nam vẫn có giá cao hơn giá nhập khẩu từ 2- 3 lần.

Theo ông Nguyễn Nguyên Hồng, Phó Chi cục Hải quan, cảng Hải Phòng khu vực I, thì ôtô đang bán từ 10.900- 17.000 USD/chiếc chỉ có mức nhập khẩu từ 3.000- 4.000 USD, cụ thể như: Xe mini buýt 8 chỗ ngồi của Xuân Kiên bán 10.900 USD và 11.380 USD/chiếc, nếu nhập nguyên chiếc của Trung Quốc cũng chỉ với giá 2.500 – 3.500 USD (chưa thuế).

Ông Đặng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Kinh Doanh HN (HABEI) cho rằng, dòng xe đang được gọi là giá rẻ tại Việt Nam vẫn ở mức giá quá đắt so với chi phí thực của nó và so với túi tiền của người dân Việt Nam. Vì xuất phát từ một nguồn cung cấp hàng nhưng người tiêu dùng ở các nước cùng khu vực chỉ phải bỏ ra 1/3 - 1/2 số tiền người người tiêu dùng Việt Nam bỏ ra, đã mua được một chiếc xe giống như nhau.

Bên cạnh dòng xe mới giá rẻ, nhiều công ty cũng đã nhập xe đã qua sử dụng, nhất là loại xe có dung tích xi-lanh từ 1.0 đến 1.5. Giá loại xe này khá hấp dẫn, vì chỉ khoảng 10.000 USD. Theo phán đoán của một số đơn vị, cùng một mức tiền nhưng do tâm lý thích “đồ hiệu”, nên nhiều người sẽ chọn mua một chiếc xe đời cũ của Toyota, Honda hay Nissan, thậm chí là Ford hoặc Fiat, thay vì dòng xe được gọi là giá rẻ.

 Vì sao giá bán gấp 3 giá nhập?

Chúng tôi nhận được hai chiều thông tin khi đi tìm lời giải cho giá bán xe cao gấp ba lần giá nhập. Các doanh nghiệp cũng thừa nhận giá nhập thấp và giá bán quá cao, nhưng theo họ nguyên nhân là do thuế. Phía các cơ quan chức năng lại cho rằng giá xe cao không thể đổ lỗi cho thuế mà do quy luật cung - cầu. Anh Nguyễn Việt Hưng, Phó phòng thị trường, TCty Máy động lực và máy Nông nghiệp, Bộ Công Thương cho rằng: “Người tiêu dùng Việt Nam sẽ mua được ôtô với giá thực sự rẻ nếu ôtô được hưởng mức thuế thấp. Đến thời điểm này, mức thuế vẫn quá cao. Loại xe tải do Cty chúng tôi liên doanh lắp ráp giá 380 triệu đồng, nhưng trong đó thuế đã chiếm 30% đầu vào”.

Một số chuyên gia trong ngành ôtô khẳng định, giá ôtô trong nước phải cao hơn các nước cùng khu vực từ 20- 30% vì mức áp thuế cao. Theo họ có thể việc áp dụng mức thuế này là do hạn ngạch đầu vào để tránh tình trạng nhập về ồ ạt. Giao thông Việt Nam cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, nếu nhập về nhiều sẽ gây tắc nghẽn giao thông. Tuy nhiên, ông Quách Đức Pháp, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài chính, không tán đồng với quan điểm này. Theo ông Pháp giá ô tô còn cao không hẳn là do thuế mà do quy luật cung- cầu. Thực tế chứng minh, quý I/2004, cũng cùng tỷ lệ tăng thuế như nhau (tăng 19%), nhưng có loại xe giá tăng tới 37%, có loại tăng 12%, có loại không tăng.

Vấn đề ở đây là dù thuế cao hay quy luật cung cầu mất cân đối đi nữa thì mức “giá rẻ” gần 200 triệu đồng 1 chiếc ôtô vẫn là quá cao đối với thu nhập của người dân hiện nay. Với mức chênh lệch gấp 3 lần giá nhập, các doanh nghiệp không thể cứ mãi đổ lỗi cho thuế mà lảng tránh một điều rằng, chính họ đang “chặt chém” người tiêu dùng quá nhiều!

Bên cạnh dòng xe mới giá rẻ, nhiều công ty cũng đã nhập xe đã qua sử dụng, nhất là loại xe có dung tích xi-lanh từ 1.0 đến 1.5. Giá loại xe này khá hấp dẫn, vì chỉ khoảng 10.000 USD. Theo phán đoán của một số đơn vị, cùng một mức tiền nhưng do tâm lý thích “đồ hiệu”, nên nhiều người sẽ chọn mua một chiếc xe đời cũ của Toyota, Honda hay Nissan, thậm chí là Ford hoặc Fiat, thay vì dòng xe được gọi là giá rẻ.

 Vì sao giá bán gấp 3 giá nhập?

Chúng tôi nhận được hai chiều thông tin khi đi tìm lời giải cho giá bán xe cao gấp ba lần giá nhập. Các doanh nghiệp cũng thừa nhận giá nhập thấp và giá bán quá cao, nhưng theo họ nguyên nhân là do thuế. Phía các cơ quan chức năng lại cho rằng giá xe cao không thể đổ lỗi cho thuế mà do quy luật cung - cầu. Anh Nguyễn Việt Hưng, Phó phòng thị trường, TCty Máy động lực và máy Nông nghiệp, Bộ Công Thương cho rằng: “Người tiêu dùng Việt Nam sẽ mua được ôtô với giá thực sự rẻ nếu ôtô được hưởng mức thuế thấp. Đến thời điểm này, mức thuế vẫn quá cao. Loại xe tải do Cty chúng tôi liên doanh lắp ráp giá 380 triệu đồng, nhưng trong đó thuế đã chiếm 30% đầu vào”.

Một số chuyên gia trong ngành ôtô khẳng định, giá ôtô trong nước phải cao hơn các nước cùng khu vực từ 20- 30% vì mức áp thuế cao. Theo họ có thể việc áp dụng mức thuế này là do hạn ngạch đầu vào để tránh tình trạng nhập về ồ ạt. Giao thông Việt Nam cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, nếu nhập về nhiều sẽ gây tắc nghẽn giao thông. Tuy nhiên, ông Quách Đức Pháp, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài chính, không tán đồng với quan điểm này. Theo ông Pháp giá ô tô còn cao không hẳn là do thuế mà do quy luật cung- cầu. Thực tế chứng minh, quý I/2004, cũng cùng tỷ lệ tăng thuế như nhau (tăng 19%), nhưng có loại xe giá tăng tới 37%, có loại tăng 12%, có loại không tăng.

Vấn đề ở đây là dù thuế cao hay quy luật cung cầu mất cân đối đi nữa thì mức “giá rẻ” gần 200 triệu đồng 1 chiếc ôtô vẫn là quá cao đối với thu nhập của người dân hiện nay. Với mức chênh lệch gấp 3 lần giá nhập, các doanh nghiệp không thể cứ mãi đổ lỗi cho thuế mà lảng tránh một điều rằng, chính họ đang “chặt chém” người tiêu dùng quá nhiều!

autovina

Link nội dung: https://autovina.com/o-to-gia-re-gia-ban-van-cao-gap-ba-gia-nhap-khau-a160.html