Tuyến buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội đã chạy thử và khớp nối kỹ thuật trên tuyến vào ngày (15/12) trước khi vận hành chính thức từ đầu năm 2017. Vậy so với các xe buýt truyền thống, xe buýt nhanh có đặc điểm gì mới lạ?
Trong thời gian chạy thử nghiệm, số lượng xe đưa vào vận hành là 29 xe (đã bao gồm cả số xe dự phòng), dự kiến thời gian lưu thông của BRT trên tuyến cho giai đoạn đầu là 45 phút (chậm hơn 8 phút so với thiết kế và nhanh hơn thực tế hiện nay từ 5-10 phút). Vận tốc khai thác đạt 19,6km/h (chậm hơn so với vận tốc thiết kế 4,2km/h).
Một số hình ảnh ban đầu về tuyến buýt nhanh Hà Nội BRT:
29 xe buýt nhanh BRT (đã bao gồm cả số xe dự phòng) sẽ được đưa vào vận hành thử nghiệm
Các xe buýt đều có nội thất sáng đẹp với tông màu chủ đạo: xanh và trắng
Không gian giành cho lái xe được bố trí riêng biệt bằng vách kính để tài xế tập trung hơn khi chạy xe trên đường.
Màu sơn bên ngoài cũng tạo cảm giác dễ chịu cho người cùng tham gia giao thông.
Các trạm buýt nhanh BRT đã được khẩn trương quét dọn sạch bụi, kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng, bảng điện tử, cửa tự động.
Sau một thời gian chậm đưa vào khai thác, các trạm buýt nhanh không tránh khỏi bụi bẩn nên phải lau chùi sạch sẽ trước khi chạy thử nghiệm, phục vụ hành khách vào đầu năm 2017.
Theo phương án thiết kế ban đầu, tuyến buýt nhanh sẽ được vận hành với tần suất 3 phút/lượt; vận tốc khai thác 23,8km/h, chạy 37 phút từ Kim Mã - Yên Nghĩa. Tuy nhiên, với hiện trạng giao thông trên tuyến như hiện nay, vận tốc khai thác dự kiến chỉ đạt 19,6km/h.
Các tuyến xe buýt thường đi trùng với hành lang hoạt động của tuyến BRT cũng sẽ được điều chỉnh, bố trí các điểm dừng đón trả khách của xe buýt thường trên các trục ngang giao cắt với hành lang tuyến BRT nhưng phải đảm bảo hành khách tiếp cận, kết nối thuận tiện với tuyến BRT.
Theo Baogiaothong
Link nội dung: https://autovina.com/xe-buyt-nhanh-ha-noi-brt-co-gi-dac-biet-hon-xe-buyt-thong-thuong-a15395.html