Nguyên lý hoạt động và những lưu ý khi sử dụng động cơ tăng áp

(Autovina) - Cùng tìm hiểu nguyên lý hoạt động của động cơ sử dụng công nghệ tăng áp (Turbo) và những lưu ý khi sử dụng để kéo dài tuổi thọ của loại động cơ này.

Ngày nay, công nghệ tăng áp Turbo (Turbocharger) được rất nhiều hãng xe hơi sử dụng để trang bị trên các dòng xe của mình. Ví dụ: Ford, BMW, Mercedes-Benz, Audi.v.v... Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ cơ chế hoạt động và cung cấp một số kinh nghiệm trong khi vận hành xe để duy trì tuổi thọ lâu nhất cho hệ thống quan trọng này.

Nguyên lý cơ bản về tăng áp động cơ:

nguyên tắc hoạt động của động cơ tăng áp

Đối với động cơ nạp khí tự nhiên, trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, khoảng 40% nhiệt năng sinh ra từ khí xả bị thải ra bầu khí quyển một cách lãng phí. Hệ thống tăng áp được thiết kế để sử dụng nguồn năng lượng khí xã này nhằm tằng lượng khí nạp vào xy-lanh động cơ .

Bộ tăng áp có thể làm tối ưu hóa nguồn năng lượng từ khí xả để dẫn động tua-bin quay máy tăng áp thông qua trục dẫn động.

Turbocharger sẽ cung cấp lượng khí nạp với áp xuất cao vào xy-lanh động cơ làm tăng quá trình đốt cháy nhiên liệu được tốt hơn so với động cơ đốt trong không dùng turbocharger.

nguyên tắc hoạt động của động cơ tăng áp

Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một hệ thống tăng áp Turbo

Để đảm bảo tuổi thọ của Turbo tăng áp, xin chú ý những điều sau:

1/ Không cho động cơ hoạt động ở tốc độ cao hơn tốc độ cầm chừng sau khi khởi động động cơ 5 giây.

Sau khi khởi động động cơ, áp xuất nhớt bôi trơn chưa đạt đến mức cho phép. Sự hoạt động cửa turbo tăng áp sẽ àm hỏng các ổ đỡ.

2/ Không rú ga mạnh khi động cơ còn nguội.

Động cơ hoạt động khi còn nguội có thể gây kẹt ổ đỡ vì màng nhớt bôi trơn dễ bị phá vỡ.

3/ Trước khi dừng máy, để động cơ hoạt động ở chế độ cầm chừng trong 1 đến vài phút cho turbo tăng áp giảm dần nhiệt độ nhất là sau khi xe chạy tốc độ cao. Không tắt máy đột ngột khi động cơ đang chạy ở số vòng quay lớn.

Sau khi tắt máy, bộ Turbo còn quay thêm vài giây nữa và phát sinh nhiệt, ở nhiệt độ cao nếu động cơ không hoạt động, áp xuất nhớt bôi trơn giảm dẫn tới các chi tiết ổ đỡ dễ bị kẹt và hư hỏng.

4/ Khi động cơ không sử dụng trong thời gian dài, cần quay trục khuỷu động cơ nhằm tạo áp suất nhớt bôi trơn đều khắp các chi tiết động cơ.

Trong suốt quá trình động cơ không hoạt động, nhớt bôi trơn sẽ bị đặc lại không đủ điều kiện bôi trơn điều này sẽ làm hỏng ổ đỡ và các chi tiết Turbo.

Sau khi thay nhớt động cơ, quay trục khuỷu động cơ bằng tay quay một vài lần sau đó để chạy ở tốc độ cầm chừng trong vài phút.

Khi động cơ làm việc mà áp suất nhớt bôi trơn không đủ sẽ gây hư hỏng ổ đỡ và các chi tiết khác nhất là khi hoạt động ở tốc độ cao.

Lưu ý: Nhớt bôi trơn cho Turbo rất quan trọng, do đó phải sử dụng đúng loại nhớt có cấp độ cao và chuyên dùng cho động cơ sử dụng Turbo.

Theo Danhgiaxe

Link nội dung: https://autovina.com/nguyen-ly-hoat-dong-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-dong-co-tang-ap-a15078.html