Vào ngày 10 tháng 1 năm 1863, sau gần hai thập kỷ nỗ lực không thành nhằm giảm tải lượng người chen chúc nhau trên các khu phố sầm uất của Luân Đôn, cuối cùng thủ đô của xứ sở sương mù đã chào đón tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới. Tàu điện chạy qua tuyến đường sắt có tổng chiều dài hơn 6,4 km nối liền các nhà ga của hai thành phố Farringdon và Paddington được xem như phương tiện giao thông công cộng đầu tiên trên thế giới, mỗi năm chuyên chở hàng triệu người - đi trước những thành phố hoa lệ như Paris hay New York vài chục năm. Phía sau thế giới của những chuyến tàu điện ngầm Luân Đôn là nhiều sự kiện và giai thoại, không phải ai trong chúng ta cũng từng được nghe. Đó là 10 câu chuyện được sưu tầm dưới đây, bạn có muốn khám phá?
Câu chuyện 1: Những chuyến tàu điện ngầm đầu tiên tại Luân Đôn đều chạy bằng hơi nước:
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, không khí dưới mặt đất tại Luân Đôn xấu hơn lớp không khí ở trên tới 70 lần do khí thải và lưu thông kém, thậm chí nếu bạn chạy xe khoảng 40 phút, lượng khí thải ra sẽ tương đương với việc hút hai điếu thuốc lá. Ngày nay, chúng ta có thể giật mình vì con số này, nhưng vào thời đó, mọi người hầu như đã quá quen với lượng khói và khí thải đáng sợ này.
Các đầu máy xe lửa hơi nước chạy bằng than đá tại Luân Đôn khi đó đã vượt qua nhiều miền quê của nước Anh tới vài thập kỷ, nhưng có rất ít chuyến tàu được trang bị đầy đủ hệ thống phòng tránh khói bụi và muội ám trong lòng thế giới ngầm tại Luân Đôn. Và kết quả là trong gần 30 năm, toàn bộ hệ thống tàu điện ngầm tại Luân Đôn đều chạy bằng hơi nước. Những chuyến tàu chạy điện đầu tiên xuất hiện vào năm 1890, nhưng vào thời đó, vẫn có một vài chuyến tàu chạy hơi nước được "trưng dụng" thường xuyên cho tới năm 1961. Và ngày nay, để hồi tưởng lại quá khứ đầy biến động của ngành đường sắt cũng như ôn lại hơn 150 năm ra đời chuyến tàu điện ngầm đầu tiên tại Luân Đôn, một loạt tàu điện ngầm sẽ xuất hiện trở lại trên các đường phố xinh đẹp của nước Anh.
Câu chuyện 2: Chính nhờ người Mỹ mà Luân Đôn được sở hữu một trong những hệ thống giao thông công cộng lớn trên thế giới:
Cũng giống như nhiều hệ thống giao thông đại chúng khác, hệ thống tàu điện ngầm tại Luân Đôn được bắt đầu từ những tuyến đường sắt tư nhân do các nhà phát triển gây dựng nên.
Ông trùm ngành vận tải người Mỹ Charles Yerkes.
Và phải đến khi nhà tài chính và ông trùm ngành vận tải người Mỹ Charles Yerkes xuất hiện, hệ thống giao thông tại Anh mới có những bước tiến khả quan. Yerkes là doanh nhân đến từ Chicago (Mỹ), người đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển hệ thống đường sắt trên cao của Chicago - thường biết tới với tên gọi tắt là "L" - và ông cũng là người sáng lập Công ty đường sắt Luân Đôn vào năm 1900. Sau này, cuối cùng Charles Yerkes cũng giành quyền kiểm soát các tuyến đường giao thông quan trọng trong thành phố lúc bấy giờ - đánh bại một doanh nhân người Mỹ khác đang "thao túng" thị trường, J.P. Morgan, để hợp nhất ngành đường sắt của Luân Đôn, đặt những viên gạch đầu tiên xây nên các toa tàu điện ngầm tại xứ sở sương mù.
Câu chuyện 3: Tàu điện ngầm Luân Đôn là nơi xuất hiện hệ thống thang cuốn đầu tiên trên thế giới:
Thang cuốn đầu tiên được lắp tại nhà ga Holloway Road vào năm 1906, song vận hành kém hiệu quả nên đã bị dừng hoạt động ngay sau đó. Năm năm sau, tàu điện ngầm Luân Đôn chính thức sử dụng hệ thống thang cuốn đầu tiên tại nhà ga Earl's Court. Khi đó nhiều người vẫn e dè, thậm chí sợ hãi trước công nghệ quá mới mẻ này, và các nhà điều hành đường sắt đã nhờ tới một người đàn ông chỉ có một chân, chuyên đi lên và xuống thang cuốn cả ngày, để chứng minh cách thức hoạt động đơn giản và thân thiện của các bậc thang kỳ diệu này.
Trong khi người ta vẫn hoài nghi về tính xác thực của câu chuyện này, có một điều chắc chắn là thiết kế của thang cuốn khi đó không giống như bây giờ, thay vì cấu trúc hình răng lược với các gờ cạnh phẳng như chúng ta thấy ngày nay, thang cuốn tại Earl's Court có cấu trúc dạng chéo. Và điều đó dẫn tới tình trạng chân trái của người sử dụng thang vẫn đặt trên các răng cưa cầu thang, trong khi chân phải chơi vơi ở bên ngoài, chính sự bất cập này đã kéo theo hàng loạt vụ tai nạn trong những tuần đầu tiên thang cuốn đi vào hoạt động. Dần dà, người ta đã nhận ra điều đó và ngày nay, 426 thang cuốn trong toàn bộ hệ thống tàu điện ngầm tại Luân Đôn đã được điều chỉnh lại kết cấu thiết kế và mỗi tuần một lần lại vận chuyển lượng lớn hành khách đi lên, xuống các toa tàu điện ngầm tại Earl's Court.
Câu chuyện 4: Đã có ba đứa trẻ chào đời trên tàu điện ngầm Luân Đôn...
Cựu chính trị gia Jerry Springer
Ít ai biết tàu điện ngầm Luân Đôn còn là nơi cất tiếng khóc chào đời của ba em bé. Đứa trẻ đầu tiên sinh vào năm 1924, mở đầu cho một trong những giai thoại thú vị nhất của những chuyến tàu điện ngầm đô thị. Người ta còn đồn rằng đó là một bé gái được sinh tại nhà ga phía Nam Luân Đôn và có tên Thelma Ursula Beatrice Eleanor, hay T.U.B.E. Song không phải vậy bởi thực ra tên thật của bé gái này là Marie Cordery. Một bé gái khác tên là Jennifer thì ra đời vào tháng 12 năm 2008. Còn đứa trẻ thứ ba là một bé trai, cất tiếng khóc chào đời một năm sau đó. Đó mới chỉ là ba trường hợp chào đời "chính thức" trên tàu điện ngầm. Còn có vô số các ca sinh nở khác diễn ra tại các nhà ga, như trường hợp của người dẫn chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng, cựu chính trị gia Jerry Springer của "The Jerry Springer Show". Mẹ ông, một phụ nữ Do Thái gốc Ba Lan, trên đường tới Luân Đôn để tìm kiếm nơi trú ẩn khỏi sự truy lùng của Đức quốc xã tàn ác, đã hạ sinh một bé trai và sau này là ngôi sao giải trí nổi tiếng của nước Mỹ. Có thể nói tàu điện ngầm Luân Đôn giống như một nhà hộ sinh bình yên, chứng kiến tiếng khóc chào đời của những thiên thần bé nhỏ.
Câu chuyện 5: ...và nơi đây cũng diễn ra lễ tang của hai số phận con người...
William Gladstone, chính trị gia thuộc Đảng Tự do và người từng 4 lần giữ chức vụ Thủ tướng Anh
Khi William Gladstone, chính trị gia thuộc Đảng Tự do và người từng 4 lần giữ chức vụ Thủ tướng Anh qua đời vào năm 1898, đã có rất nhiều lời kêu gọi xây đài tưởng niệm để tưởng nhớ vị chính khách đã thống trị đời sống chính trị Anh trong hơn 60 năm. Người ta đã tổ chức một lễ quốc tang với linh cữu của Gladstone đi "du lịch" dọc tàu điện ngầm Luân Đôn tới tu viện Westminster Abbey, nơi tôn vinh những nhân vật quyền lực như vua Edward đệ VII và vua George đệ V. Trớ trêu thay, Gladstone là một trong những người đầu tiên "được" lên toa tàu điện ngầm Luân Đôn, bởi thi hài ông khi đó cùng nhiều nhân vật chức sắc khác đã được tham dự lễ khánh thành tàu điện ngầm Luân Đôn vào ngày 9 tháng 1 năm 1863. Thật đáng tiếc, William không còn sống để chứng kiến giờ phút trọng đại của nhiều người dân Anh. Dẫu sao, sự hiện hữu của ông đã mang tới niềm vinh dự sâu sắc trong thời khắc người ta đón chào tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới.
Tang lễ khác là của Thomas John Barnardo, một nhà từ thiện người Ai len, người đã sáng lập tổ chức từ thiện để cứu trợ trẻ em bệnh tật và mồ côi tại Anh. Những trung tâm cứu trợ kiểu này, từng được biết tới với tên gọi "Mái nhà của Tiến sỹ Barnardo", vẫn còn hoạt động cho tới ngày nay và là một phần của tổ chức từ thiện trẻ em lớn nhất nước Anh. Sau khi Thomas Barnardo qua đời vào năm 1905, thi hài của ông được chở trên tàu điện ngầm Luân Đôn trước khi yên nghỉ vĩnh hằng tại Xcốtlen.
Câu chuyện 6: Tàu điện ngầm Luân Đôn là hầm trú ẩn an toàn trong thời kỳ thế chiến II:
Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ I, hàng ngàn người dân Luân Đôn đã nương náu tị nạn tại các đường hầm của tàu điện ngầm Luân Đôn, và khi chiến tranh nổ ra lần nữa vào năm 1939, đây được xem là một trong những hầm trú ẩn an toàn nhất tại Luân Đôn. Thoạt đầu, chính phủ Anh ra sức ngăn chặn việc "định cư" trái phép này, đặt các biển cảnh báo ở mọi lối vào - nhưng những kẻ tị nạn vẫn liều lĩnh vượt qua. Hàng ngàn con người ấy vẫn len lỏi vào các nhà ga mỗi đêm, và những kẻ đầu cơ đã tranh thủ cơ hội này để biến thành mồi ngon béo bở. Những ai đến sớm nhất sẽ "đặt gạch" lãnh thổ và sau đó bán lại cho người nào trả giá cao nhất để mua lại "khu đất" tị nạn.
Lo ngại trước thực trạng dân tị nạn quá đông, các cơ quan chức năng cuối cùng quyết định thôi ngăn cấm việc tá túc qua đêm, thay vào đó, hợp pháp hóa sự ăn nghỉ tạm bợ này. Một loạt giường tầng được dựng lên, các nhân viên nhà ga sẽ phát phiếu có đánh số để kiểm soát số giường, tránh tình trạng đầu cơ hàng đêm.
Và bất kể số người tị nạn quá đông, các chuyến tàu vẫn đều đặn chạy xuyên suốt hệ thống tàu điện ngầm tại Luân Đôn, mang theo cả thức ăn, trà...tới những người tị nạn. Những nhà ga và tuyến đường sắt này còn được sử dụng để phục vụ chiến tranh - một số chuyến tàu trong đó chở hàng tới các nhà máy để sản xuất máy bay, trong khi số khác trở thành nơi lưu trữ các tài sản vô giá của Bảo tàng Anh quốc. Tuy nhiên, tàu điện ngầm Luân Đôn không thể chở che cho tất cả mọi người. Trong chiến dịch rải bom Blitz của phát xít Đức giai đoạn 1940-41, đã có gần 200 công dân Luân Đôn bị thiệt mạng sau loạt đánh bom xuống hầm trú ẩn, và vào năm 1943, 173 con người đã chen chúc, giẫm đạp nhau đến chết trên cầu thang đông đúc của nhà ga Bethnal Green.
Câu chuyện 7: "The Underground" chỉ là một trong số nhiều tên gọi của tàu điện ngầm Luân Đôn:
Bạn có biết trong hơn 150 năm qua, cứ mỗi lần nhắc đến hệ thống tàu điện ngầm Luân Đôn, người ta sử dụng rất nhiều danh xưng khác nhau ? Đó có thể là "The Underground", "The Tube", "The Metropolitan" hay chỉ đơn giản là "Met.". Trong số đó, cái tên phổ biến nhất là "The Tube", và cái tên này bắt nguồn từ câu chuyện về một trong những tuyến đường sắt đầu tiên: Đường sắt trung tâm Luân Đôn (The Central London Railroad). Đây là tuyến đường sắt có hình ống và chỉ thu mức phí 2 xu penny (khoảng 0,03 đô la Mỹ) cho bất kỳ chuyến đi nào trong lộ trình tàu chạy, do vậy tàu điện ngầm trung tâm Luân Đôn nhanh chóng được mệnh danh "Tàu điện ngầm hai xu", và cái tên này sau đó được dùng để chỉ toàn bộ hệ thống.
Tuy nhiên, người ta vẫn quen với tên gọi "The Underground" hơn, và mặc dù ra đời sau (vào năm 1908), song hầu hết các lối vào nhà ga ngày nay đều có biển chỉ dẫn đi kèm tên gọi này. Bên cạnh đó, có một sự thật thú vị là những ai tham quan "The Tube" lần đầu đều ngạc nhiên khi biết mặc dù có tên gọi "The Tube" (xe điện ngầm), hơn một nửa tàu điện ngầm Luân Đôn thực chất đều chạy ở trên mặt đất.
Câu chuyện 8: Bản đồ quá cảnh của hệ thống tàu điện ngầm Luân Đôn là một trong những thiết kế dễ đọc nhất bạn từng xem:
Harry Beck, người vẽ sơ đồ thiết kế thuộc Văn phòng bảo mật của hệ thống tàu điện ngầm Luân Đôn.
Đã từng có một thời, hệ thống sơ đồ chỉ dẫn quá cảnh của Luân Đôn gây khó hiểu, "hoang mang" cho nhiều người bởi thiết kế lộn xộn, và các trạm dừng chân tại nhà ga chỉ đơn thuần được đặt trên đầu trang hệ thống bản đồ hiện tại của thành phố. Năm 1931, Harry Beck, người vẽ sơ đồ thiết kế thuộc Văn phòng bảo mật của hệ thống tàu điện ngầm Luân Đôn, bắt đầu sử dụng thời gian rảnh rỗi để phác thảo lại bản đồ quá cảnh theo hướng đơn giản hơn. Khi ông nộp bản đồ mới cho các lãnh đạo, họ đã đánh giá nó như một ý tưởng điên rồ bởi Beck đã không vẽ các đường kẻ ô theo tỷ lệ chuẩn, cũng như không chỉ ra khoảng cách thực tế giữa các trạm dừng chân.
Song cuối cùng Beck đã thuyết phục Ban lãnh đạo cho in thử một số lượng nhỏ để thăm dò phản ứng của dư luận, và kết quả là mọi người dân Luân Đôn đều hào hứng với bản đồ quá cảnh mới này. Trải qua một số lần điều chỉnh, bản đồ quá cảnh của Harry Beck đã được sử dụng trong hơn 80 năm qua. Và ông đã được trả 10 USD như một phần tặng thưởng xứng đáng công lao đối với hệ thống tàu điện ngầm Luân Đôn.
Câu chuyện 9: Tàu điện ngầm Luân Đôn vẫn được xem là một trong những hệ thống quá cảnh lớn nhất trên thế giới:
Đã có hơn 30.000 người có mặt trên tàu điện ngầm Luân Đôn trong ngày đầu tiên nó đi vào hoạt động, ngày 10 tháng 1 năm 1863, và tính đến cuối năm đầu tiên hệ thống này vận hành, Metropolitan Railway - hầm đường sắt đô thị đầu tiên của Luân Đôn - đã chuyên chở khoảng 10 triệu hành khách. Kể từ đó đến nay, tàu điện ngầm Luân Đôn vẫn không ngừng lập kỷ lục về số lượng hành khách. Vào năm 2012, với sự kiện Thế vận hội mùa hè và lễ kỷ niệm 60 năm trị vì của nữ hoàng Anh Elizabeth, số hành khách trên tàu điện ngầm Luân Đôn đã đạt con số kỷ lục: 1,6 tỷ người. Với tổng chiều dài quãng đường chạy 249 dặm Anh (tương đương 401 km), có thể nói tàu điện ngầm Luân Đôn là hệ thống tàu điện ngầm chạy dài nhất thế giới hiện nay - chỉ sau tàu điện ngầm Thượng Hải và Bắc Kinh.
Câu chuyện 10: Quá cảnh trên lộ trình quen thuộc của tàu điện ngầm Luân Đôn hóa ra lại đắt hơn so với mua vé trên tàu siêu tốc Orient Express:
Khoảng cách ngắn nhất giữa hai trạm dừng chân của tàu điện ngầm Luân Đôn là trên tuyến Piccadilly Line, nối hai trạm: Leicester Square và Covent Garden, ước tính độ dài quãng đường chỉ khoảng 0,161 dặm (tương đương 259 m). Với giá vé tàu rẻ nhất, xấp xỉ 7 USD, ước tính chuyến đi quá cảnh giữa hai trạm này sẽ vào khoảng hơn 40 USD/dặm (tương đương 1,6 km), số tiền lớn hơn nhiều so với mức phí đặt vé trên chuyến tàu tốc hành Phương Đông Orient Express nổi tiếng. Mặc dù giá cao song nhiều khách du lịch đã quá quen với lộ trình quá cảnh này, và họ không hề biết rằng họ đã "ném tiền qua cửa sổ" thay vì chọn một chuyến đi nhanh và rẻ hơn nhiều trên tàu siêu tốc Orient Express chỉ với...20 giây. Quá cảnh trên tuyến Piccadilly Line không những đắt đỏ mà còn thiếu khả thi bởi nếu tính toán thời gian vào và rời ga, thậm chí bạn sẽ thấy việc đi bộ còn nhanh và rẻ hơn nhiều.
Link nội dung: https://autovina.com/bat-mi-10-cau-chuyen-thu-vi-ve-tau-dien-ngam-o-london-a14564.html