Gần đây, trên các dòng xe mới, chúng ta vẫn thường nghe nhắc tới khái niệm “hệ thống ABS” (hệ thống chống bó cứng phanh). Vậy hệ thống ABS thực chất là gì và nó hoạt động ra sao trên một chiếc xe? Hãy cùng đi tìm câu trả lời.
Được phát triển vào năm 1929 để sử dụng trên máy bay, trải nghiệm đầu tiên với hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) là trên một chiếc xe dẫn động 4 bánh 4WD có tên gọi Jensen Ferguson Formula vào năm 1966.
Sau đó một thời gian khá lâu, hệ thống này mới tiếp tục được phát triển và các lái xe phải chờ tới giữa những năm 80 để được sử dụng hệ thống này một lần nữa. Đáng chú ý là khi hệ thống ABS được lắp tiêu chuẩn trên một chiếc Ford Scorpio.
Ngày nay, phanh chống bó ABS xuất hiện ở hầu hết các dòng xe, giúp lái xe kiểm soát ổn định khi vào cua và hỗ trợ bám đường, khi các kỹ sư bắt đầu nghĩ về các lợi ích khác của ABS bên cạnh việc kiểm soát phanh tốt hơn.
Hệ thống ABS hoạt động thế nào ?
Phanh chống bó đang trở thành tiêu chuẩn trên hầu hết các dòng xe hiện đại ngày nay (Ảnh: Speedcraftvw)
Nếu bạn đang di chuyển trên đường và bất ngờ gặp chướng ngại vật buộc phải phanh đột ngột thì chắc hẳn cảm giác chiếc xe bị rê trượt không thể điều khiển được hướng di chuyển là điều khó tránh khỏi. Vì vậy để khắc phục tình trạng nguy hiểm này, hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-Lock Brake) đã ra đời.
Vậy một hệ thống phanh ABS gồm những thành phần gì ?. Đó là gồm cảm biến tốc độ tại các bánh xe, một hệ thống phân tích dữ liệu và kiểm soát hoạt động của hệ thống (ECU), van điều khiển bằng máy tính trên đường dẫn động đến mỗi phanh, một bơm giúp phục hồi áp lực của phanh thủy lực.
Khi người lái bắt đầu đạp phanh, trong khoảnh khắc rất nhanh, hệ thống ABS lập tức làm việc, nếu hệ thống này phát hiện bánh xe nào có tốc độ giảm nhanh hơn so với các bánh xe còn lại, hệ thống sẽ ghi nhận bánh xe đó sẽ bị bó cứng. Để ngăn không cho trường hợp đó xảy ra, hệ thống phanh ABS sẽ điều chỉnh áp lực phanh tới má phanh thông qua việc đóng mở van liên tục trên đường dẫn thủy lực. Quá trình này diễn ra rất nhanh cho phép áp lực phanh thay đổi nhiều lần trong một giây với độ lớn dao động khác nhau. Như vậy với ABS, người lái vẫn có thể kiểm soát được hướng của xe khi phanh.
Phanh chống bó ABS có tiết kiệm thời gian phanh xe hay giảm thiểu quãng đường phanh xe ?
Câu trả lời là Không.
Những gì ABS làm là cho phép lái xe kiểm soát xe tốt hơn trong khi phanh theo hai cách: ngăn tình trạng 4 bánh xe bị bó cứng và xe bị trượt, và cho phép lái xe tiếp tục điều khiển xe, tránh va phải người hoặc xe khác trên đường, dẫn tới tình trạng phanh gấp xe.
ABS có thể giúp bạn vào cua nhanh hơn:
Các nhà sản xuất ôtô giờ đây đang sử dụng phanh chống bó ABS để hỗ trợ xe vào cua nhanh và an toàn hơn. ABS đóng vai trò hỗ trợ kiểm soát lực kéo (độ bám đường) và độ ổn định khung gầm xe, phát hiện khi xe gặp nguy hiểm do mất kiểm soát khi vào cua, nhanh chóng phanh một hay hay bánh xe để xử lý tình huống đó. Tác động của phanh ABS được đánh giá an toàn, mạnh mẽ và tinh tế.
Thật ngẫu nhiên, một số nhà sản xuất ôtô cũng sử dụng nguyên tắc tương tự để giúp xe vào cua nhanh hơn. Lấy ví dụ các dòng xe thể thao, chẳng hạn McLaren. Những phiên bản thể thao của thương hiệu này cũng được trang bị phanh chống bó ABS để có thể phanh nhẹ bánh xe sau phía trong, tránh tình trạng thiếu lái (understeer – hai bánh trước bị trượt khi vào cua), đồng thời, hỗ trợ xe chuyển hướng chính xác hơn.
ABS được sử dụng như thiết bị kiểm soát lực kéo:
Một trường hợp khác cần kiểm soát lực kéo là khi xe bạn cần độ bám đường tốt khi đang chạy trên địa hình ma sát thấp. Hãy quan sát mẫu xe Range Rover mới – sử dụng phanh ABS lắp sẵn trên xe – cho khả năng phanh nhẹ nhàng khi trượt bánh để khôi phục lại lực kéo và độ bám đường.
ABS có thể tự phanh?
Ngày này nhiều hệ thống an toàn khác trên xe như hệ thống ổn định hoặc kiểm soát lực kéo cũng sử dụng chung cảm biến và van thuộc hệ thống ABS. Thêm vào đó với hệ thống phanh tự động khẩn cấp (AEB) thì chiếc xe có thể tự động tiến hành "hoạt động" phanh trong điều kiện nhất định, tất nhiên khi đó hệ thống ABS cũng sẽ được kích hoạt đồng thời.
Theo Saga
Link nội dung: https://autovina.com/ban-biet-gi-ve-he-thong-chong-bo-cung-phanh-abs-a14270.html