Ôtô nhập khẩu lo ngại trước cách tính thuế mới

(Autovina)- Các nhà nhập khẩu ôtô như “ngồi trên đống lửa” trước các chính sách thuế mới về thuế tiêu thụ đặc biệt.

Các nhà nhập khẩu ôtô như “ngồi trên đống lửa” trước các chính sách thuế mới về thuế tiêu thụ đặc biệt.   

Các nhà nhập khẩu ôtô như “ngồi trên đống lửa” trước các chính sách thuế mới về thuế tiêu thụ đặc biệt.

Các nhà nhập khẩu ôtô chính hãng tại Việt Nam mới đây đã tổ chức buổi họp báo công bố kế hoạch tổ chức Triển lãm Ôtô Quốc tế Việt Nam 2016 vào tháng 10 năm sau. Vì còn một năm nữa mới tới triển lãm, nên việc tổ chức một buổi họp báo có phần khẩn cấp và gấp rút như vậy lại thể hiện sự lo lắng như “ngồi trên đống lửa” của các nhà nhập khẩu ôtô về chính sách thuế mới sẽ được áp dụng từ ngày 1.1.2016 có thể có những tác động tiêu cực đến thị trường ôtô trong nước hiện đang có đà tăng trưởng tốt.

Vì vậy mà trong buổi họp báo, 8 nhà nhập khẩu xe hơi đại diện cho 12 thương hiệu ô tô tại Việt Nam gồm Audi, BMW, MINI, Bentley, Lamborghini, Jaguar, Land Rover, Porsche, Renault, Rolls-Royce, Subaru và Volkswagen đã thực sự lo lắng về những điểm bất cập, nhất là  tính thiếu ổn định của chính sách thuế mới gây ảnh hưởng rất lớn đến thị trường ô tô trong nước sau ngày 1.1.2016.

Biểu hiện của thuế chồng lên thuế

Buổi họp báo của các nhà nhập khẩu xe hơi trong nước được tổ chức ngày 18/11/2015, hơn một tháng trước ngày Nghị định 108/2015/NĐ-CP được áp dụng (ngày 1.1.2016) và trước gần một năm so với thời điểm sự kiện Triển lãm Ôtô Quốc tế Việt Nam 2016 diễn ra (từ ngày 26/10/2016 – 30/10/2016 ). Các nhà nhập khẩu đang thực sự muốn được đưa ra kiến nghị trước thời điểm dự kiến chính sách thuế mới được áp dụng.

Cụ thể, Nghị định 108/2015/NĐ-CP ban hành ngày 28/10/2015 hướng dẫn cách tính Thuế TTĐB  đối với ôtô có sự thay đổi. Trước đây, giá tính Thuế TTĐB  đánh trên ôtô là giá vốn (giá CIF + thuế nhập khẩu). Giờ đây, giá tính Thuế TTĐB  sẽ được tính trên giá bán buôn (giá vốn + phí vận chuyển, quảng cáo, chi phí bán hàng và lợi nhuận...). Giá bán quy định không được thấp hơn 105% giá vốn.

Theo ông Trần Tấn Trung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Liên Á Quốc tế, đơn vị phân phối chính hãng xe Audi tại Việt Nam cho rằng, tình hình hiện nay đã rất cấp bách. Quốc hội hiện đang bàn bạc, lấy ý kiến để thay đổi, bổ sung Luật Thuế TTĐB , nếu được thông qua Luật này sẽ thay thế hoàn toàn Nghị định 108/2015/NĐ-CP, dự kiến luật mới cũng có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2016. Theo bản dự thảo, cách tính Thuế TTĐB  cũng khác với Nghị định 108/2015/NĐ-CP. Bởi vậy, các nhà nhập khẩu đang bị rơi vào tình trạng không có cơ sở nào để tính toán giá thành xe bán ra thị trường kể từ ngày 1/1/2016.

Cũng theo ông Trần Tấn Trung, để mang về một chiếc xe nhập khẩu như trường hợp của Audi phải mất từ 4 – 6 tháng, vì vậy việc điều chỉnh chính sách thuế liên tục trong thời gian ngắn gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp có thể theo sát và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp. Nếu cách tính Thuế TTĐB  trên giá bán ra, ngày xuất hóa đơn giao xe cho khách hàng mới tính thuế là biểu hiện thuế chồng lên thuế. Việc thay đổi cách tính thuế cho xe nhập khẩu không chỉ ảnh hưởng đến các donah nghiệp kinh doanh xe nhập khẩu, mà còn ảnh hưởng đến cả các thành viên Hiệp hội sản xuất và lắp ráp xe trong nước VAMA vì nhiều dòng xe cũng được họ nhập khẩu nguyên chiếc. Ông Trung cho rằng tới đây, những nhà lắp ráp xe trong nước cũng bị ảnh hưởng, bởi vậy việc thay đổi cách tính thuế TTĐB quá gấp sẽ có tác động xấu đến cả thị trường ô tô Việt Nam, và ảnh hưởng đến sức mua của cả ngành ôtô Việt Nam.

Vì mốc thời gian áp dụng chính sách thuế mới là quá gấp, nên các nhà nhập khẩu đề nghị Bộ Tài chính lùi thời gian áp dụng dự kiến vào 1.7.2016 để các doanh nghiệp có thể nghiên cứu hiểu đúng cách tính thuế mới, áp dụng và lập kế hoạch hoạt động, tránh xáo động kinh doanh, thị trường, người tiêu dùng. Bộ Tài chính cũng cần tổ chức lấy ý kiến các nhà nhập khẩu được ủy quyền chính hãng và các nhà lắp ráp, sản xuất trong nước để thống nhất và đảm bảo ổn định kinh doanh.

Các nhà nhập khẩu ôtô như “ngồi trên đống lửa” trước các chính sách thuế mới về thuế tiêu thụ đặc biệt.

Có thể gặp một số vấn đề về pháp lý

Ngoài ra, các nhà nhập khẩu cũng nói việc thay đổi liên tục chính sách thuế sẽ tạo nên tiếng xấu cho môi trường kinh doanh nói chung cũng như sự phát triển bền vững ngành ô tô nói riêng tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Đăng Thảo - Tổng giám đốc của Euro Auto, công ty phân phối dòng xe BMW chia sẻ, bầu trời u ám đang lởn vởn trên đầu của các nhà nhập khẩu và không biết sẽ gặp vấn đề kiện tụng, pháp lý như thế nào. Những đơn hàng đã ký và giao xe vào năm 2016, sẽ gặp một số vấn đề về pháp lý. Lý do, phải quay lại nói chuyện với khách hàng về hợp đồng đã ký nhưng giá xe lại ở thời điểm giao xe.

Cũng theo Ông Nguyễn Đăng Thảo hầu như các nhà nhập khẩu, đều đã có kế hoạch hoạt động, ký kết cho năm 2016 với các nhà sản xuất trên thế giới. Theo đó, sẽ rất mất thể diện khi trở lại nói chuyện với các nhà sản xuất trên thế giới, thừa nhận Chính phủ đã thay đổi cách tính thuế và các nhà nhập khẩu Việt Nam sẽ phải phá vỡ tất cả các cam kết, quy định đã ký. Niềm tin của các nhà đầu tư vào Việt Nam sẽ bị lung lay, sẽ có định kiến xấu về nền kinh tế và các chính sách thuế của Việt Nam.

Với chính sách thuế mới, các nhà nhập khẩu dự kiến giá xe nhập khẩu sẽ theo đà tăng lên trong tương lai và có thể dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh:

Ông Đoàn Hiếu Trung - Giám đốc điều hành Rolls Royce Việt Nam cho rằng, nếu cách tính Thuế TTĐB  mới được áp dụng, giá xe hơi của các nhà nhập khẩu được ủy quyền chính thức sẽ bị đẩy lên rất cao. Nhưng sẽ tạo cơ hội cho nhiều đơn vị nhập khẩu không chính thức ở bên ngoài, tận dụng sự linh hoạt các kẽ hở của luật để hạ giá bán trong hóa đơn, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. 

Đây là lần thứ 2 trong năm các nhà nhập khẩu ôtô tại Việt Nam có phản ứng với chính sách Thuế TTĐB. Hồi tháng 5/2015, khi nghị định hướng dẫn Luật Thuế TTĐB đang là dự thảo, nhóm các nhà nhập khẩu cũng đã gửi công văn phản hồi và đề xuất cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt. Nhóm các nhà nhập khẩu ô tô cũng cho biết, hiện đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để thành lập Hiệp hội riêng, độc lập với VAMA.

Nghị định 108/2015/NĐ-CP cũng hướng dẫn chi tiết cách xác định giá làm căn cứ tính Thuế TTĐB  trong trường hợp cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất, lắp ráp ôtô dưới 24 chỗ bán hàng cho các cơ sở kinh doanh thương mại. Cụ thể:

1 - Đối với cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ, giá làm căn cứ tính Thuế TTĐB  là giá bán của cơ sở nhập khẩu nhưng không được thấp hơn 105% giá vốn của xe nhập khẩu. Giá vốn xe nhập khẩu bao gồm: Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có) + Thuế TTĐB  tại khâu nhập khẩu.

2 - Đối với cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ, giá làm căn cứ tính Thuế TTĐB  là giá bán của cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra.

Link nội dung: https://autovina.com/xe-oto-nhap-khau-lo-lang-truoc-thue-ttdb-a13151.html