Cứu trợ nền công nghiệp ôtô đã lan ra toàn cầu

Nguy cơ của nền công nghiệp ôtô đang diễn biến rất nhanh và đang trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu, buộc chính phủ các nước và Mỹ phải cùng nhau giang tay viện trợ các nhà chế tạo ôtô đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Thứ ba vừa qua, tập đoàn ôtô Toyota đã phải cầu cứu chính phủ Nhật Bản để vay 2 tỷ USD cho công ty tài chính của mình. Cùng lúc đó, tập đoàn ôtô GM cũng cảnh báo nếu Đức và các quốc gia Châu âu khác coi nhẹ việc đề nghị cứu trợ thì nguồn vốn của các công ty này cũng sẽ bị kiệt quệ sớm nhất vào tháng 4, tháng 5 năm nay.

Hãng GM còn cho biết, hiện tại họ đang xem xét việc bán lượng lớn cổ phần của Opel để thu về nguồn cứu trợ của chính phủ. Opel hiện là công ty đem lại nguồn doanh thu chính của GM tại Châu âu.

Giám đốc kinh doanh cấp cao của GM – ông Fritz Henderson đã nói tại triển lãm Geneva 2009: "nếu không thể đạt được khoản vay hoặc khoản tiền cứu trợ khác, vốn dành cho hoạt động kinh doanh ở Châu âu của GM sẽ có thể bị cạn kiệt vào trung tuần tháng 5 năm nay."

ông còn phát biểu: "nếu có được sự cứu trợ để vượt qua trở ngại trước mắt, Hãng GM sẽ sẵn sàng duy trì thái độ cởi mở đối với mọi ý kiến và nhận xét, bao gồm cả việc bán lại cổ phần của Opel."

Đến giờ, chính phủ Mỹ đã đồng ý đáp ứng khoản vay cứu trợ kinh tế 42 tỷ USD cho GM, Ford và Chrysler. Canada đồng ý cứu trợ cho Big Three một khoản ngoài định mức. Chính phủ Pháp cũng  phải cứu trợ cho công ty Renault và Peugeot Citroen.  

Hãng GM đã hoàn thành hiệp định về thủ tục đảm bảo khoản vay 200 triệu Euro của Tây Ba Nha, và tiếp tục tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía Đức, Anh và Thuỵ Điển - nơi mà GM đều thiết lập nhà máy sản xuất ôtô. Tại Geneva năm nay, người quản lý cấp cao nghiệp vụ kinh doanh của GM tại Châu âu - Carl Peter Forster nhận xét, công ty có thể còn phải xin viện trợ của Ba Lan khi  họ dự định sản xuất các mẫu Sedan cỡ nhỏ tại nơi đây.

Carl Peter Forster - người quản lý cấp cao nghiệp vụ kinh doanh của GM tại Châu âu  đứng cạnh mẫu Opel Ampera Concept 2009

ông Kaoru Yosano của bộ Tài chính Nhật Bản cho hay, chính phủ Nhật Bản có kể hoạch cuối tháng 3 này sẽ rút ra 5 tỷ USD từ lượng dự trữ ngoại hối 100 tỷ USD cho Tập đoàn ngân hàng quốc tế Nhật Bản (Japan Bank For International Cooperation) vay để ngân hàng này có thể bù đắp lượng tiền mặt hiện đang bị thiếu hụt. Tổng lượng dự trữ ngoại hối của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Tính đến 31/12 năm ngoái, hãng Toyota đã lỗ khoảng 1,8 tỷ USD. Hiện tại, công ty này cũng đang phải cầu cứu khoản vay từ công ty tài chính Toyota sau khi họ chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ tài chính của hãng ôtô Toyota trong và ngoài nước.

Theo lời giải thích của các chuyên gia hiểu rõ tình hình tiền tệ của hãng GM, nghiệp vụ kinh doanh của GM tại Châu âu sẽ cần đến khoảng tiền 4.2 tỷ USD trước trung tuần tháng 4, nếu không họ sẽ bị cạn lượng tiền mặt và có thể bị buộc phải dừng mọi hoạt động bắt chấp việc quy mô hoạt động kinh doanh của GM tại Châu âu là rất lớn.

Trong tuần này, hãng GM sẽ tiếp tục đàm phán với chính phủ Đức và yêu cầu Đức cung cấp 2/3 số tiền vay mà hoat động kinh doanh của GM tại Châu âu cần. Công ty con lớn nhất của GM tại Châu âu - Opel nằm ở Đức, phần lớn công nhân nhà máy, kỹ sư và nhân viên bán hàng của Opel đều được tuyển dụng ngay tại địa phương.

ông Fritz Henderson cho hay, nghiệp vụ kinh doanh của GM tại Châu âu vẫn chưa có kế hoạch chống đỡ rõ ràng. ông còn nói, công ty con tại Mỹ của GM có thể lựa chọn cách bảo hộ phá sản, nhưng ở đây thì không giống như vậy. Nghiệp vụ kinh doanh ở khu vực Đông Tây âu đan xen với nhau, do vậy việc phá sản dường như không thể thực hiện. ông cũng có kế hoạch trong tuần này sẽ hội kiến với các quan chức của Đức

Thứ ba vừa qua, bộ trưởng kinh tế Đức - Karl-Theodor Zu Guttenberg bày tỏ với hãng tin Reuters rằng Opel còn chưa có thông tin đầy đủ việc xin cung cấp từ chính phủ, khiến chính phủ không biết công ty có quyết định đề xuất cứu trợ hay không.

Nếu nghiệp vụ kinh doanh của GM tại Châu âu phá sản, nó sẽ đe doạ đến kế hoạch hồi phục của công ty này. Không lâu trước khi GM đưa bản kế hoạch trình lên bộ tài chính Mỹ để yêu cầu chính phủ đáp ứng việc cứu trợ thì trong kế hoạch của GM có nói, để công ty tồn tại, GM cũng đề nghị các chính phủ khác ngoài Mỹ cung cấp vốn thêm khoảng 6 tỷ USD nữa.

Ngoài ra, các chuyên gia phân tích tiết lộ, cố vấn của GM - người hiện đang nắm giữ lượng trái phiếu quan trọng đã có kế hoạch hội kiến với tổ chuyên trách ngành công nghiệp ôtô của tổng thống mới đắc cử Barack Obama vào chiều thứ 5,  và thảo luận với chính phủ Mỹ nên hay không nên phát hành mới một lượng trái phiếu có đảm bảo. Trái phiếu phát hành lần này sẽ là bộ phận cấu thành các nỗ lực nhằm để tái thiết lại hãng GM.

autovina

Link nội dung: https://autovina.com/cuu-tro-nen-cong-nghiep-oto-da-lan-ra-toan-cau-a1216.html