Những hình ảnh này đã trở nên quen thuộc tại các khu mua bán ô tô tại Mỹ.
Ngược lại với thành công ở
Mỹ, Đức đang phải đối mặt với tình trạng xe cũ không được đập đi mà bị các tổ
chức tội phạm và cá nhân bán sang các nước thuộc Thế giới thứ 3. Một cuộc chuyển
giao công nghệ bất ổn và gây nhiều tranh cãi nhất là trong thời điểm chuẩn bị
cho cuộc bầu cử toàn liên bang.
Người Đức đi tiên phong trong chính sách kích cầu mua sắm ô tô song họ cũng đang đau đầu với tiêu cực hiện hữu từ vấn đề quản lý bán xe cũ của các đại lý thu mua.
Tiết kiệm và khôn ngoan hơn
người Đức, Nga đã tiến hành thu hồi những chiếc xe cũ đã được sử dụng hơn 10
năm nhưng lại tận dụng những bộ phận còn sử dụng được. Tuy chưa có cơ sở vật chất
cho việc thu hồi xe cũ nhưng đây có thể coi là một giải pháp khá thông minh
trong tình hình khủng hoảng chung hiện nay.
Số người Nga tiếp cận với việc sở hữu một chiếc xe mới đang ngày một nhiều hơn.
Còn tại Việt
Tại Việt Nam, không chỉ xe nội mà xe nhập ngoại cũng đang "sống" khỏe nhờ chính sách thuế của chính phủ.
Tuy nhiên, sau khi chính
sách kích cầu kết thúc thì ngành sản xuất ô tô sẽ phát triển ra sao? Đó là câu
hỏi mà chưa một quốc gia nào có thể trả lời một cách chắc chắn với bối cảnh
tình hình kinh tế còn nhiều biến động, một khi túi tiền người tiêu dùng còn bất
an thì các hãng xe cũng không thể “ngủ ngon” được.