Thời điểm vàng để bảo dưỡng ô tô cũ chơi Tết

Admin
Dịp Tết là thời gian sử dụng ô tô thường xuyên và kéo dài, nếu không tiến hành bảo dưỡng xe cũ rất có thể chủ xe sẽ phải những tình huống nằm đường không mong muốn.

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, tâm lý người dân đều tất bật lo toan công việc để có thể yên tâm trở về nhà xum họp với người thân. Đây cũng là thời điểm các phương tiện giao thông được sử dụng với cường độ nhiều nhất trong năm.

Trong hành trình về quê hoặc du Xuân, quãng đường di chuyển của người dân có thể kéo dài không tính trước. Vì vậy, một chiếc xe vận hành ổn định, an toàn là điều cần thiết. Với xe mới chưa hết hạn bảo hành gần như chủ xe ít phải lo lắng, nhưng xe cũ sẽ là một “rổ” nguy cơ tiềm tàng. Vì vậy, bảo dưỡng xe trước kỳ nghỉ Tết là điều nên làm.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào chủ xe cũ cũng dễ dàng đưa xe đi bảo dưỡng bởi nó còn tùy thuộc vào thời điểm gara làm việc.

Chia sẻ với báo phóng viên, anh Huỳnh Trọng Nhân, chủ gara ô tô Trọng Nhân (phố Lạc Nghiệp, Hà Nội) nói rằng thời điểm trước Tết khoảng 1 đến 2 tháng chủ xe cũ nên đưa xe đi bảo dưỡng tổng quát. “Không nên bỏ quan thời điểm vàng này bởi đa số các gara đều dừng nhận xe bảo dưỡng, sửa chữa trước Tết nửa tháng. Hoặc nếu có nhận thì chất lượng có thể không được như ý do khó quán xuyến được thợ”, anh Nhân chia sẻ.


Khác với xe mới có lịch bảo dưỡng tại đại lý, xe cũ đa số chọn bảo dưỡng, sửa chữa ở gara bên ngoài

Đa số các chủ gara khi được hỏi đều thừa nhận nếu quá sát Tết, họ không mặn mà việc nhận xe đến bảo dưỡng bởi tiền công không thể thu quá (trung bình từ 800 ngàn đồng đến 1 triệu đồng) mà thời gian làm một chiếc xe mất trung bình từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ. Thời điểm này, các chủ xưởng nếu nhận làm sẽ chỉ chọn khách quen hoặc xe bị bệnh nhẹ.

Đối với dịch vụ bảo dưỡng tổng thể, anh Huỳnh Trọng Nhân cho biết sau khi tiếp nhận, xe sẽ được từ 2 đến 3 thợ đảm nhiệm để kiểm tra và khắc phục nếu có lỗi phát sinh theo quy trình như sau:


Bảo dưỡng xe trước Tết nên lưu ý thời điểm "vàng" để tránh rơi vào tình cảnh không gara nào muốn nhận nếu quá sát kỳ nghỉ.


- Bước 1: Rửa xe sạch sẽ bên ngoài, hút bụi dọn nội thất bên trong chờ khô ráo

- Bước 2: Kiểm tra gầm bệ, hệ thống treo, phanh. Tiến hành tháo má phanh, kiểm tra độ mòn và tiến hành vệ sinh.

- Bước 3: Kiểm tra lốp. Đo độ sâu rãnh lốp, độ mòn đồng đều. Tiến hành đảo lốp cho khách nếu xe đã chạy 8.000-10.000 km nhưng chưa tiến hành thao tác này.

- Bước 4: Kiểm tra hệ thống đèn, còi, đo chất lượng ắc quy, dòng nạp từ máy phát vào ắc-quy, bơm nước rửa kính....

- Bước 5: Kiểm tra dầu máy, dầu hộp số (nếu là hộp số kín), dầu phanh, dầu trợ lực lái (nếu có), lọc dầu. Nếu phát hiện thấy thiếu hụt hoặc chất lượng dầu không đạt sẽ tiến hành thay thế, chi phí này sẽ tính riêng.

- Bước 6: Kiểm tra bộ phận làm mát: két nước, đường ống, quạt làm mát. Nếu phải súc rửa đường ống, két nước, chi phí này sẽ tính riêng, chủ yếu là thay nước làm mát.

- Bước 7: Kiểm tra hệ thống lái gồm vành lái, trục lái, cơ cấu lái (hộp số lái), dẫn động lái. Nếu phải cân bằng động, chỉnh thước lái, chỉnh độ chụm thì chi phí này tính thêm (đối với gara có sẵn máy chỉnh) hoặc tư vấn cho khách đem xe đến chỗ làm dịch vụ này.

- Bước 8: Kiểm tra cụm động cơ và những bộ phận liên quan gồm: dây trục cam, bu-gi đánh lửa, dây cao áp, mô-bin, van không tải, vệ sinh họng hút, kim phun...để đảm bảo chiếc xe vận hành ổn định nhất.

  • Bước 9: Kiểm tra bảo dưỡng vệ sinh hệ thống điều hòa, quạt gió.
    vietnamnet