Những lưu ý khi mua xe cũ nhập khẩu

Admin
(Autovina) - Những lưu ý dưới đây phần nào giúp các bạn tránh khỏi những rủi ro khi mua xe ô tô cũ nhập khẩu

Tại thị trường Việt hiện nay có rất nhiều đơn vị phân phối và nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng, vì vậy, để lựa chọn một chiếc xe nhập khẩu đã qua sử dụng khách hàng cần lắm rõ những thông số cơ bản để tránh những rủi do có thể xảy ra.

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam có rất nhiều Showroom, Auto phân phối những chiếc xe nhập khẩu cũ đã qua sử dụng có giá thành rẻ hơn các nhà phân phối chính hãng rất nhiều. Hay khách hàng chọn mua xe hơi nhập khẩu đã qua sử dụng từ hệ thống chính hãng thì những dịch vụ sau bán hàng như bảo dưỡng, bảo hành thì không phải lo lắng, nhưng đổi lại, khách hàng phải chịu một giá thành cao hơn hệ thống phân phối bên ngoài một khoản từ vài trăm đến vài ngàn USD.

 

Để mua được một chiếc xe cũ chất lượng, điều quan trọng mà bạn cần quan tâm là phải biết rõ nguồn gốc của chiếc xe, phải biết kiểm tra chất lượng, động cơ, trang bị nội ngoại thất của chiếc xe nhập khẩu cũ, nắm được giá cả, các mức thuế và phí chênh lệch giữa các đại lý. Bên cạnh đó, nếu mua một chiếc xe ô tô nhập khẩu cũ từ cá nhân hoặc từ phía Công ty đứng tên, khách hàng cần phải kiểm tra kĩ hơn nguồn gốc của chiếc xe, chủ xe thuộc đời thứ mấy, đăng ký, hồ sơ gốc của chiếc xe để thực hiện thủ tục chuyển nhượng xe dễ dàng.

Số VIN trên 1 chiếc xe

Số VIN trên 1 chiếc xe (ảnh minh họa)

Điểm đặc biệt nhất khách hàng cần lưu ý khi quyết định mua một chiếc xe ô tô nhập khẩu cũ chính là đọc được số VIN (Vehicle Identification Number) trên chiếc xe. Số VIN được coi như “chứng minh thư” của một chiếc xe và bao gồm 17 ký tự chia làm 6 phần. Số VIN trên xe nhập khẩu cho biết đầy đủ thông tin của chiếc xe như: Hãng sản xuất, Model, nơi sản xuất, năm sản xuất, thiết kế thân xe... Số VIN có thể được đặt ở trên khung cửa xe phía ghế lái, dưới kính chắn gió bên lái hoặc trên vách ngăn khoang động cơ.

Cách đọc số VIN:

Số VIN trên 1 chiếc xe

Ba chữ số đầu tiên thể hiện thông tin nhà sản xuất: Chữ số đầu tiên xác định quốc gia. Ví dụ xe được sản xuất từ Mỹ bắt đầu với chữ số 1, 4 hoặc 5, Canada là 2, Mexico 3, Nhật Bản là J, Hàn Quốc là K, Anh là S, Đức là W và Thụy Điển hoặc Phần Lan là Y.

Vị trí thứ hai cho biết hãng sản xuất. Ví dụ xe có chữ A có nghĩa Audi, B là BMW, G của General Motor, L cho Lincoln và N là Nissan... Chữ số thứ 3 khi kết hợp với hai chữ số đầu tiên sẽ chỉ ra loại xe hoặc bộ phận sản xuất. Ví dụ 1G6 là xe gia đình Cadillac, 1G1 nghĩa là xe gia đình Chevrolet và 1GC là xe tải Chevrolet...

Sáu chữ số tiếp theo, từ chữ số thứ 4 đến thứ 9 miêu tả chiếc xe (Vehicle Descriptor Section): Từ vị trí thứ 4 đến thứ 8 cho biết thông tin như mẫu xe, dạng thân xe, hệ thống giảm chấn, dạng hộp số và mã động cơ. Chữ số ở vị trí thứ 9 dùng để kiểm tra, phát hiện số VIN không hợp lệ, dựa trên một công thức toán học dựa trên công thức của Sở giao thông vận tải Mỹ.

Tám chữ số còn lại dùng để xác định kiểu dạng xe (Vehicle Identifier Section): Chữ số ở vị trí thứ 10 cho biết năm sản xuất, các chữ cái từ B đến Y tương ứng với các mẫu từ năm 1981 đến 2000. Không sử dụng các chữ cái I, O, Q, U hoặc Z. Từ năm 2001 đến 2009, các chữ số từ 1 đến 9 được sử dụng. Từ năm 2010 đến 2030 sử dụng bảng chữ cái bắt đầu từ A. Chữ số ở vị trí thứ 11 cho biết nhà máy lắp ráp chiếc xe. Mỗi hãng xe đều thiết lập mã nhà máy riêng. Sáu chữ số cuối cùng từ vị trí thứ 12 đến 17 là số thứ tự sản xuất của xe.

Một số mẫu xe nhập khẩu đã qua sử dụng vẫn được khách hàng Việt Nam ưa chuộng tin dùng và có thể lựa chọn như: Toyota Venza, Toyota Camry, Toyota Corola Altis, Toyota Yaris, Lexus RX, GX, LX, Nissan Murano, Honda Accord, Acura MDX, Mercedes-Benz C-Class, E-Class, S-Class, BMW, Audi, Range Rover...

Theo Ictnews