Ngành ô tô thêm một quyết định bất ngờ

Admin
Chính xác 3.900 là số lượng xe mà Công ty cổ phần ô tô TMT (TMT) đã tiến hành đăng kiểm trước khi bán ra trong 10 tháng đầu năm nay. Đối với hai công ty được xem là có đầu tư lớn nhất, bài bản nhất và có số lượng bán hàng tốt nhất hiện nay là Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) và Xí nghiệp tư doanh Xuân Kiên (Vinaxuki) thì con số tương ứng là 8.750 xe và hơn 4.900 xe.

Tuy nhiên, tương quan nói trên chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi kể từ tháng 12 năm 2007 trở đi bởi TMT đã trở thành đơn vị duy nhất được nhà nước chọn làm doanh nghiệp bán xe tải thay thế các xe tải đã hết niên hạn sử dụng và xe công nông bị cấm lưu hành từ năm 2008 tới.

Theo Quyết định 1491/QĐ-TTg ban hành ngày 8 tháng 11 năm 2007 về việc hỗ trợ để thay thế xe công nông, xe tải quá niên hạn sử dụng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên thì các hộ gia đình sở hữu xe công nông thuộc diện cấm lưu hành theo Chỉ thị 46/2004/CT-TTg; Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP; chủ sở hữu xe tải quá niên hạn sử dụng bị cấm lưu hành theo Nghị định 23/2004/NĐ-CP và các hộ gia đình có nhu cầu mua xe mới để phục vụ sản xuất kinh doanh sẽ được Nhà nước hỗ trợ 9 triệu đồng/hộ để mua 1 chiếc xe tải mới của công ty TMT.

Công ty TMT cũng được giao nhiệm vụ ứng cho các hộ số tiền nói trên khi mua xe và làm thủ tục đăng ký theo pháp luật và Nhà nước sẽ hoàn trả cho công ty TMT số tiền ứng trước này.

Ngay sau khi công ty TMT được chỉ định làm đơn vị duy nhất tại thời điểm này thí điểm thực hiện chủ trương nói trên với thời gian tới hết năm 2010, các doanh nghiệp trong nước khác đang có hoạt động sản xuất ô tô tải đều đã có những phản ứng về sự cạnh tranh không bình đẳng này.

Hai doanh nghiệp tư nhân được chính Thủ tướng Chính phủ cho phép làm xe ô tô trước khi Quy hoạch phát triển ngành này được ban hành là Thaco và Vinaxuki đã cho rằng “họ sẽ phải cạnh tranh trên một sân chơi không công bằng”.

Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Vinaxuki cho hay, việc Nhà nước dùng ngân sách hỗ trợ nông dân mua phương tiện sản xuất là điều rất tốt nhưng việc chỉ định đích danh người bán mà không thông qua đấu thầu sẽ tạo ra một sân chơi thiếu công bằng cho các doanh nghiệp khác cũng làm ô tô.

“Với sự hỗ trợ 9 triệu đồng/chiếc xe nói trên, xe ô tô Jiulong của công ty TMT sẽ có sự cạnh tranh hơn hẳn về giá trong thời gian tới,” ông Huyên nói. Ông cho biết thêm, hiện nay xe ô tô hiệu Jiulong đang được bán với giá bán cao hơn xe cùng loại của một số công ty khác từ 2-3 triệu đồng/chiếc.

“Điều đáng tiếc là sự cạnh tranh này lại không có được từ việc giảm chi phí, hợp lý hoá dây chuyền sản xuất hay đầu tư mạnh vào nội địa hoá của doanh nghiệp TMT, mà lại từ ưu đãi của Nhà nước cho một mình TMT”, ông Huyên nói.

Cho tới nay, Vinaxuki đã đầu tư cho sản xuất ô tô hơn 400 tỷ đồng và đang tiến hành giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc đầu tư xây dựng cụm công nghiệp ô tô hơn 300 ha tại Thanh Hoá nhằm đẩy mạnh nội địa hoá, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm xe tải như định hướng mà Quy hoạch phát triển ô tô đưa ra. Ngoài ra, công ty cũng đang trình hồ sơ lên UBND thành phố Hà Nội để xin đất phục vụ đầu tư dây chuyền sản xuất xe buýt, xe con. 

Còn Thaco, ngoài đầu tư hơn 350 tỷ đồng cho Nhà máy ô tô Chu Lai-Trường Hải và Nhà máy linh kiện ô tô tại Đồng Nai đã hoạt động ổn định từ lâu, công ty này cũng đang đầu tư giai đoạn 2, xây dựng thêm dây chuyền lắp ráp ô tô buýt và Nhà máy lắp ráp ô tô con ngay tại Chu Lai. 

“Các đại lý bán hàng của chúng tôi ở các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên từ cách đây 2, 3 tháng đã giảm số lượng lấy hàng vì họ cho biết sắp tới xe của TMT sẽ được hỗ trợ 9 triệu đồng/chiếc. Khi đó, chúng tôi đã rất ngạc nhiên, nhưng bây giờ thì có văn bản hỗ trợ rõ ràng”, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Thaco cho hay. 

Theo ông Dương, việc chỉ cho một mình Công ty TMT được thí điểm bán xe mà trong thời gian dài lên tới 3 năm như quyết định 1491 nói trên chẳng khác nào bảo các doanh nghiệp khác đừng sản xuất ô tô nữa. “Đó là sự cạnh tranh không công bằng”, ông này nhắc lại.

Cũng theo các doanh nghiệp này, việc hỗ trợ đối tượng rộng rãi như vậy mà không có cơ chế giám sát chặt chẽ chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng người dân ở các vùng không thuộc diện hỗ trợ sẽ “nhờ” những người ở vùng được hỗ trợ đứng ra mua xe giúp để có được xe giá rẻ. Như vậy, sẽ có chuyện hỗ trợ không đúng đối tượng bởi xe ô tô đăng ký biển số địa phương nào cũng được lưu hành cả nước.

Đó là chưa kể sẽ tạo ra những hệ luỵ về cạnh tranh không hiệu quả trong lĩnh vực vận tải hàng hoá như một phản ứng dây chuyền tiếp theo nếu các doanh nghiệp vận tải cũng tìm được những kẽ hở để mua xe trên vùng được ưu đãi để có mức đầu tư ban đầu thấp.

Theo thống kê của Vinamotor khi đề xuất chính sách hỗ trợ cho mình để thay thế xe công nông thì tới 31 tháng 12 năm 2007, cả nước có khoảng 40.000 xe công nông cần thay thế và 25.000 xe tải quá niên hạn sử dụng. Như vậy, nếu không có cơ chế giám sát hữu hiệu thì ai sẽ đảm bảo rằng ngân sách Nhà nước không bị thất thoát bởi hỗ trợ sai đối tượng. Hiện tại, có khoảng 40 doanh nghiệp trong nước làm ô tô tải.

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế: Cần đưa vụ việc ra Cục cạnh tranh

Hỗ trợ cho nông dân, cho những người chuyển đổi xe là đúng thôi nhưng theo tôi có hai điều cần lưu ý. Phải xem đối tượng cần hỗ trợ là ai? Những người mà có tiền mua được xe ô tô thì cũng không phải là nghèo nữa rồi. Nếu nói nông dân nghèo cần hỗ trợ thì còn nhiều lắm. Còn ở đây là những nông dân tương đối khá rồi mà lại được hỗ trợ thì cần xem thêm.

Vấn đề hỗ trợ bằng xe nào cũng phải cân nhắc. Ở văn bản này có sự thiên vị, chỉ định nhà cung cấp là việc trái với cơ chế thị trường. Ở nước ta có nhiều doanh nghiệp có đủ điều kiện để cung cấp sản phẩm đó chứ đâu phải chỉ mình công ty này. Ngay cả điều kiện công ty TMT sẽ ứng trước tiền thì nếu đưa việc  Nhà nước cần hỗ trợ theo cách đó mà đấu thầu giữa các doanh nghiệp sòng phẳng thì biết đâu lại có nhiều doanh nghiệp đưa ra những ưu đãi hấp dẫn hơn chứ không phải chỉ điều kiện như vậy.

Không có lý do gì để mức hỗ trợ đấy là 9 triệu đồng/xe, cũng không có lý do gì mà hỗ trợ cho tất cả những người cần phải chuyển đổi loại xe đó. Nhà nước đã có thông báo khá lâu rồi về chuyện phải chuyển đổi xe đó, nghĩa vụ của người dân lẽ ra là phải lo chuyển đổi. Những người đã mua được xe đó thì đều không phải là không có điều kiện. Nếu cần, họ có thể vay tín dụng của ngân hàng, có rất nhiều kênh tín dụng khác như của Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Doanh nghiệp có thể đưa ra Cục Cạnh tranh xem Nhà nước có vi phạm Luật Cạnh tranh không? Cách chỉ định như vậy là rất bất cập với cơ chế thị trường hiện nay. Nếu là công ty 100% Nhà nước thì cũng không được quyền như vậy, nữa là đấy cũng toàn là công ty cổ phần.

Theo Quyết định 1491/QĐ-TTg ban hành ngày 8 tháng 11 năm 2007 về việc hỗ trợ để thay thế xe công nông, xe tải quá niên hạn sử dụng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên thì các hộ gia đình sở hữu xe công nông thuộc diện cấm lưu hành theo Chỉ thị 46/2004/CT-TTg; Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP; chủ sở hữu xe tải quá niên hạn sử dụng bị cấm lưu hành theo Nghị định 23/2004/NĐ-CP và các hộ gia đình có nhu cầu mua xe mới để phục vụ sản xuất kinh doanh sẽ được Nhà nước hỗ trợ 9 triệu đồng/hộ để mua 1 chiếc xe tải mới của công ty TMT.

Công ty TMT cũng được giao nhiệm vụ ứng cho các hộ số tiền nói trên khi mua xe và làm thủ tục đăng ký theo pháp luật và Nhà nước sẽ hoàn trả cho công ty TMT số tiền ứng trước này.

Ngay sau khi công ty TMT được chỉ định làm đơn vị duy nhất tại thời điểm này thí điểm thực hiện chủ trương nói trên với thời gian tới hết năm 2010, các doanh nghiệp trong nước khác đang có hoạt động sản xuất ô tô tải đều đã có những phản ứng về sự cạnh tranh không bình đẳng này.

Hai doanh nghiệp tư nhân được chính Thủ tướng Chính phủ cho phép làm xe ô tô trước khi Quy hoạch phát triển ngành này được ban hành là Thaco và Vinaxuki đã cho rằng “họ sẽ phải cạnh tranh trên một sân chơi không công bằng”.

Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Vinaxuki cho hay, việc Nhà nước dùng ngân sách hỗ trợ nông dân mua phương tiện sản xuất là điều rất tốt nhưng việc chỉ định đích danh người bán mà không thông qua đấu thầu sẽ tạo ra một sân chơi thiếu công bằng cho các doanh nghiệp khác cũng làm ô tô.

“Với sự hỗ trợ 9 triệu đồng/chiếc xe nói trên, xe ô tô Jiulong của công ty TMT sẽ có sự cạnh tranh hơn hẳn về giá trong thời gian tới,” ông Huyên nói. Ông cho biết thêm, hiện nay xe ô tô hiệu Jiulong đang được bán với giá bán cao hơn xe cùng loại của một số công ty khác từ 2-3 triệu đồng/chiếc.

“Điều đáng tiếc là sự cạnh tranh này lại không có được từ việc giảm chi phí, hợp lý hoá dây chuyền sản xuất hay đầu tư mạnh vào nội địa hoá của doanh nghiệp TMT, mà lại từ ưu đãi của Nhà nước cho một mình TMT”, ông Huyên nói.

Cho tới nay, Vinaxuki đã đầu tư cho sản xuất ô tô hơn 400 tỷ đồng và đang tiến hành giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc đầu tư xây dựng cụm công nghiệp ô tô hơn 300 ha tại Thanh Hoá nhằm đẩy mạnh nội địa hoá, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm xe tải như định hướng mà Quy hoạch phát triển ô tô đưa ra. Ngoài ra, công ty cũng đang trình hồ sơ lên UBND thành phố Hà Nội để xin đất phục vụ đầu tư dây chuyền sản xuất xe buýt, xe con. 

Còn Thaco, ngoài đầu tư hơn 350 tỷ đồng cho Nhà máy ô tô Chu Lai-Trường Hải và Nhà máy linh kiện ô tô tại Đồng Nai đã hoạt động ổn định từ lâu, công ty này cũng đang đầu tư giai đoạn 2, xây dựng thêm dây chuyền lắp ráp ô tô buýt và Nhà máy lắp ráp ô tô con ngay tại Chu Lai. 

“Các đại lý bán hàng của chúng tôi ở các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên từ cách đây 2, 3 tháng đã giảm số lượng lấy hàng vì họ cho biết sắp tới xe của TMT sẽ được hỗ trợ 9 triệu đồng/chiếc. Khi đó, chúng tôi đã rất ngạc nhiên, nhưng bây giờ thì có văn bản hỗ trợ rõ ràng”, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Thaco cho hay. 

Theo ông Dương, việc chỉ cho một mình Công ty TMT được thí điểm bán xe mà trong thời gian dài lên tới 3 năm như quyết định 1491 nói trên chẳng khác nào bảo các doanh nghiệp khác đừng sản xuất ô tô nữa. “Đó là sự cạnh tranh không công bằng”, ông này nhắc lại.

Cũng theo các doanh nghiệp này, việc hỗ trợ đối tượng rộng rãi như vậy mà không có cơ chế giám sát chặt chẽ chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng người dân ở các vùng không thuộc diện hỗ trợ sẽ “nhờ” những người ở vùng được hỗ trợ đứng ra mua xe giúp để có được xe giá rẻ. Như vậy, sẽ có chuyện hỗ trợ không đúng đối tượng bởi xe ô tô đăng ký biển số địa phương nào cũng được lưu hành cả nước.

Đó là chưa kể sẽ tạo ra những hệ luỵ về cạnh tranh không hiệu quả trong lĩnh vực vận tải hàng hoá như một phản ứng dây chuyền tiếp theo nếu các doanh nghiệp vận tải cũng tìm được những kẽ hở để mua xe trên vùng được ưu đãi để có mức đầu tư ban đầu thấp.

Theo thống kê của Vinamotor khi đề xuất chính sách hỗ trợ cho mình để thay thế xe công nông thì tới 31 tháng 12 năm 2007, cả nước có khoảng 40.000 xe công nông cần thay thế và 25.000 xe tải quá niên hạn sử dụng. Như vậy, nếu không có cơ chế giám sát hữu hiệu thì ai sẽ đảm bảo rằng ngân sách Nhà nước không bị thất thoát bởi hỗ trợ sai đối tượng. Hiện tại, có khoảng 40 doanh nghiệp trong nước làm ô tô tải.

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế: Cần đưa vụ việc ra Cục cạnh tranh

Hỗ trợ cho nông dân, cho những người chuyển đổi xe là đúng thôi nhưng theo tôi có hai điều cần lưu ý. Phải xem đối tượng cần hỗ trợ là ai? Những người mà có tiền mua được xe ô tô thì cũng không phải là nghèo nữa rồi. Nếu nói nông dân nghèo cần hỗ trợ thì còn nhiều lắm. Còn ở đây là những nông dân tương đối khá rồi mà lại được hỗ trợ thì cần xem thêm.

Vấn đề hỗ trợ bằng xe nào cũng phải cân nhắc. Ở văn bản này có sự thiên vị, chỉ định nhà cung cấp là việc trái với cơ chế thị trường. Ở nước ta có nhiều doanh nghiệp có đủ điều kiện để cung cấp sản phẩm đó chứ đâu phải chỉ mình công ty này. Ngay cả điều kiện công ty TMT sẽ ứng trước tiền thì nếu đưa việc  Nhà nước cần hỗ trợ theo cách đó mà đấu thầu giữa các doanh nghiệp sòng phẳng thì biết đâu lại có nhiều doanh nghiệp đưa ra những ưu đãi hấp dẫn hơn chứ không phải chỉ điều kiện như vậy.

Không có lý do gì để mức hỗ trợ đấy là 9 triệu đồng/xe, cũng không có lý do gì mà hỗ trợ cho tất cả những người cần phải chuyển đổi loại xe đó. Nhà nước đã có thông báo khá lâu rồi về chuyện phải chuyển đổi xe đó, nghĩa vụ của người dân lẽ ra là phải lo chuyển đổi. Những người đã mua được xe đó thì đều không phải là không có điều kiện. Nếu cần, họ có thể vay tín dụng của ngân hàng, có rất nhiều kênh tín dụng khác như của Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Doanh nghiệp có thể đưa ra Cục Cạnh tranh xem Nhà nước có vi phạm Luật Cạnh tranh không? Cách chỉ định như vậy là rất bất cập với cơ chế thị trường hiện nay. Nếu là công ty 100% Nhà nước thì cũng không được quyền như vậy, nữa là đấy cũng toàn là công ty cổ phần.

autovina