Hướng dẫn đổ đèo bằng xe số tự động

(Autovina) - Đổ đèo có độ dốc lớn bằng xe số tự động có phần "khó khăn" hơn so với xe số sàn, tuy nhiên nếu nắm được một số kỹ thuật cơ bản, thì người lái có thể dễ dàng làm chủ tình huống này

Nếu đã từng lái xe đường dài, hẳn bạn sẽ quen với thuật ngữ “đổ đèo” – điều khiển xe xuống dốc cao. Nhiều tay lái sở hữu xe số tự động xem đây là nhiệm vụ gian nan. Tuy nhiên, mọi chuyện không quá phức tạp nếu bạn học cách "hãm" xe bằng động cơ thấp thay vì dùng hoàn toàn bàn đạp phanh.

xe số tự động

Ngay cả khi đang sở hữu một chiếc xe có hộp số tự động, bạn vẫn cần nắm vững các thao tác để xe xuống dốc an toàn, và thay vì nhấn bàn đạp phanh, hãy sử dụng kỹ thuật “engine braking” (chế độ phanh bằng máy xe). Thực tế, kỹ thuật này giúp giảm hao mòn xe và kéo dài tuổi thọ phanh. Nhiều người cho rằng chỉ có lái xe số sàn mới cần về số thấp. Điều đó không đúng, bởi ngay cả với xe trang bị hộp số tự động, bạn vẫn cần chuyển số để xe lao nhanh trên đồi dốc mà vẫn an toàn.

hình ảnh hướng dẫn đổ đèo bằng xe số tự động

Đồi núi dốc nghiêng có thể khiến nhiều tay lái “hoang mang” khi điều khiển xe số tự động

Kỹ thuật “shift-on-the-fly” (“gài cầu”) là gì ?

hộp số tự động

Chuyển số thấp thuần thục sẽ khiến lái xe “đổ đèo” an toàn mà không cần dùng phanh chân 

ảnh minh họa hướng dẫn đổ đèo bằng xe số tự động

 Về số, chuyển số chính là phanh xe hiệu quả nhất khi “đổ đèo” (ảnh minh họa: thecarconnection)

Khi lái xe số tự động, người lái có thể sử dụng kỹ thuật “shift-on-the-fly” (“gài cầu”): chuyển về số 2 (đẩy cần gạt về số “2” trong bảng hộp số) khi xe đang chạy với tốc độ dưới 80 km/h trên địa hình dốc.

Bạn sẽ nghe thấy tiếng động cơ “trả số” khi xe về số thấp, sau đó xe bắt đầu giảm dần tốc độ một cách tự nhiên và an toàn khi bạn tiếp tục điều khiển xe xuống dốc.

Rõ ràng, bạn sẽ thấy: Chúng ta không nhất thiết phải nhấn BÀN ĐẠP PHANH ! Và thực tế là nhiều người theo thói quen sẽ nhấn bàn đạp phanh liên tục để giảm tốc độ của xe. Tuy nhiên, trên địa hình dốc, xe sẽ lao nhanh theo quán tính. Việc đạp phanh càng nhiều càng khiến má phanh nhanh nóng, dẫn đến cháy má phanh và làm hỏng phanh. Má phanh cũ mòn, chất lượng kém hoặc má dán lỗi, nếu phanh quá gấp sẽ gây bong má và khiến bạn gặp nguy hiểm.

Do vậy, khi “đổ đèo” – điều khiển xe xuống dốc cao – lái xe nên hạn chế tối đa dùng phanh chân hoặc chỉ dùng khi thực sự khẩn cấp. Thay vào đó, chúng ta nên sử dụng hộp số để phanh động cơ.

Khi xuống dốc càng cao, yêu cầu phải giảm tốc độ NHIỀU HƠN, lái xe tiếp tục “gài cầu”: chuyển về số 1 (đầy cần gạt về số “1” trong bảng hộp số) khi xe đang chạy với tốc độ dưới 48 km/h.

Cần lưu ý là trong quá trình chuyển về số 1 và số 2, lái xe vẫn có thể nhấn bàn đạp ga VÀ phanh nếu cần. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, chúng ta không nên đạp phanh chân quá nhiều và liên tục để tránh làm hao mòn động cơ và nóng má phanh.

Khi đã xuống tới mặt đường bằng phẳng hơn và không cần phải giảm tốc độ của xe bằng cách nhấn phanh HOẶC sử dụng kỹ thuật “phanh động cơ”, lái xe có thể cài số “D” (Drive) để điều khiển xe bình thường. Việc này có thể được thực hiện khi xe đang chạy với tốc độ dưới 80 km/h (khi chuyển từ số 2 về số “D”) hoặc dưới 48 km/h (như đã nói ở trên).

Tốc độ lớn nhất của xe khi cài số 1 và số 2:

Khi chuyển về số 2, bạn có thể lái xe an toàn ở BẤT KỲ tốc độ nào (tùy theo địa hình và độ dốc của đường đi). Tuy nhiên, khi chuyển về số 1, bạn sẽ thấy tốc độ của xe không thể vượt quá 56 km/h. Nếu nhấn thêm ga, bạn sẽ chỉ thấy động cơ “rú” to hơn nhưng xe không thể đi nhanh hơn.

Trong trường hợp muốn xe chạy nhanh hơn, bạn chỉ việc chuyển từ số 1 sang số 2 (chế độ “on-the-fly”). Nên nhớ bạn có thể chuyển số 1, số 2 an toàn khi xe đang chạy với tốc độ 48 km/h.

Khi đã “tiếp đất” an toàn và không cần giảm tốc độ của xe, lái xe có thể cài lại số “D” để điều khiển xe bình thường và giờ đây bạn hoàn toàn có thể sử dụng phanh chân khi muốn dừng hoặc cho xe chạy chậm lại.

“Điều gì xảy ra nếu dùng phanh chân thay cho phanh động cơ ?”

cháy má phanh

Để má phanh không bị mòn nhanh, cần hạn chế dùng phanh chân khi chạy xe trên đồi dốc (Ảnh: Endofordinary)

Nếu dùng bàn đạp phanh thay vì phanh bằng động cơ, bạn sẽ đối mặt với 4 nguy cơ:

Nguy cơ 1: Má phanh chóng bị hao mòn và giảm tuổi thọ phanh xe.

Nguy cơ 2: Đạp phanh liên tục trên đồi dốc khiến bạn gặp phải tình huống “mất phanh”. Việc phanh đột nhiên bốc mùi khó chịu kèm tiếng rít chói tai là dấu hiệu cho thấy phanh đang quá nóng. Nếu bạn nhấn phanh liên tục khi xe lăn trên đồi dốc, má phanh sẽ bị nóng quá mức và bị mòn, dẫn tới phanh không còn tác dụng. Thậm chí bạn có thể thấy KHÓI bốc lên từ má phanh đang nóng rực. Khói sẽ nhanh chóng kéo theo hỏa hoạn và đó là lý do không nên lạm dụng phanh chân trên đường dốc.

Nguy cơ 3: Bạn đang làm ô nhiễm môi trường ! Bởi vì rõ ràng khói và bụi từ các lốp và má phanh nóng rực đang ảnh hưởng đến tầng ôzôn của Trái Đất.

Nguy cơ 4: Bạn có thể sẽ “xuất hiện” trên một vài trang tin hay câu chuyện truyền miệng khi không kiểm soát được tốc độ của xe trên đồi dốc, để xe lao nhanh và gây tai nạn.

Theo Travel.thefuntimesguide