Bảo dưỡng xe máy dịp Tết: Cẩn thận kẻo bị “móc túi

Admin
Trước Tết, ai cũng muốn chiếc xe máy của mình được tút tát, bảo dưỡng để tránh bị hỏng hóc trong những ngày đầu năm mới.

Thực tế, nhiều người do không nắm rõ những kiến thức về xe máy, dễ bị các thợ sửa chữa "lột tiền" không thương tiếc. Không ít người phát hoảng khi hóa đơn bảo dưỡng xe máy của mình có chi phí lên đến hàng triệu đồng, trong khi xe thì vẫn còn mới và không có dấu

Bảo dưỡng xe máy dịp Tết: Cẩn thận kẻo bị “móc túi”

Dưới đây là những kinh nghiệm do chính các thợ sửa xe tiết lộ để giúp bạn yên tâm hơn khi mang xe đi bảo dưỡng.

Chọn cửa hàng bảo dưỡng

Mọi người thường có quan niệm chọn cửa hàng lớn để bảo dưỡng xe máy cho đảm bảo nhưng đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân là do các cửa hàng lớn mặc dù có đội ngũ thợ chuyên nghiệp, nhưng với lượng khách quá đông nên họ không thể kiểm tra, sửa chữa chi tiết cho từng chiếc xe. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thợ sửa xe dễ dàng bỏ qua những chi tiết nhỏ nhưng lại quan trọng, khiến chiếc xe của bạn nhanh chóng bị hỏng và có vấn đề sau khi đi bảo dưỡng. Đấy là chưa kể đến chi phí bảo dưỡng ở những cửa hàng lớn thường cao hơn những cửa hàng khác rất nhiều, vì thế, người dùng nên lưu ý điểm này trước khi đi bảo dưỡng tại các cửa hàng lớn.

Người dùng nên lưu ý điểm này trước khi đi bảo dưỡng tại các cửa hàng lớn.

Tìm hiểu kỹ về chiếc xe máy của mình trước khi đi bảo dưỡng

Việc không có những hiểu biết cơ bản về xe máy trước khi đưa xe đi bảo dưỡng sẽ khiến cho bạn dễ bị các thợ sửa chữa qua mặt và dẫn đến thợ bảo thay gì cũng thay trong khi những bộ phận ấy vẫn có thể sử dụng tốt khiến bạn bị mất tiền oan uổng.

Nếu như bạn là nữ giới, bạn có thể nhờ bố, hoặc anh trai, bạn trai xem xét chiếc xe trước rồi mới đem đi bảo dưỡng. Dưới đây là một số bộ phận dễ bị các thợ thay thế khi bảo dưỡng xe, trong khi chúng vẫn còn rất tốt, hãy chú ý:

Nhông xích xe: Nếu trông xích xe quá chùng thì chỉ cần phải tăng xích bằng một số những thao tác cơ bản. Vì thế, bạn chỉ nên bảo thợ tăng xích nếu như xích bị chùng bởi nếu xích bị chùng thì chỉ cần tăng trở lại vẫn có thể sử dụng tốt.

Bu-gi: Bộ phận đánh lửa của xe rất dễ bị hỏng trong quá trình vận hành. Tuy nhiên, đôi lúc bu-gi vẫn tốt nhưng những thợ sửa chữa vẫn gợi ý thay, đó là điều không cần thiết và tốn thêm tiền của bạn. Vì thế khi mở bu-gixe xem, nếu thấy vẫn có màu vàng tươi, khô ráo, thì việc thay thế là không cần thiết.

Ắc quy: Thường thì ắc quy có thể sử dụng trong 2 năm mới phải thay một lần. Vì thế, bạn áng chừng thời gian để thay ắc quy, tránh bị thợ qua mặt. Đối với ắc quy nước, thì bạn chỉ cần yêu cầu thợ đổ axit và bình mỗi khi bình hết "nước".

Lốp xe: Lốp xe cũng là thứ các thợ sửa chữa thường xuyên khuyên người dùng thay thế, nhưng nếu như các gờ của bánh xe vẫn còn ở mức cùng với tia ở cạnh bên của bánh thì việc thay thế là chưa cần thiết, bạn nên lưu ý.

Dầu xe: Nếu dầu xe có mùi khét, hoặc mức quá ít (dưới 1/3 que thử nhớt) thì bạn mới cần phải thay dầu.

Theo GT