Nhược điểm của xe tay ga

(Autovina) - Các dòng xe ga có cơ chế vận hành tương đối dễ dàng hơn xe số hay xe tay côn, tuy nhiên như vậy không có nghĩa xe tay ga ít bị bệnh hơn các loại xe máy khác.

Các dòng xe máy tay ga luôn hấp dẫn mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ ưa chuộng các kiểu váy thời trang và cơ chế vận hành tương đối dễ dàng hơn xe số hay xe côn tay. Nhưng xe ga cũng có những nhược điểm nhất định.

nhược điểm của xe tay ga

1. Động cơ nhanh bị “tã” hơn:

nhược điểm của xe tay ga

Dù sở hữu hình thức đẹp hơn song không thể phủ nhận các dòng xe tay ga thường nhanh bị “tã” động cơ hơn (Ảnh: Motorcyclenews)

Các mẫu xe ga thường bắt mắt hơn xe số thông thường và sở hữu kiểu dáng thanh lịch, sành điệu hơn. Tuy nhiên, do đặc thù đường kính bánh xe nhỏ hơn nên để đạt được tốc độ tương ứng so với các xe bánh lớn, xe tay ga phải có vòng quay lớn hơn và do vậy, động cơ thường nhanh bị “tã” hơn do chịu ma sát lớn.

Bên cạnh đó, sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ thấy các dòng xe tay ga thường nhanh xuống cấp hơn và hay gặp trục trặc hơn, do các vấn đề liên quan tới dầu nhớt. Dầu nhớt đóng vai trò rất quan trọng bởi nó giúp bảo vệ động cơ bên trong, chống ăn mòn, giúp làm mát và sạch động cơ, đảm bảo xe vận hành trơn tru. Nhiều chủ xe tay ga thường lười thay dầu nhớt cho xe, khiến động cơ nhanh bị hao mòn, xuất hiện cặn bẩn và nhanh hỏng hóc. Xe tay ga cũng kén dầu nhớt hơn và nếu bạn mua phải dầu kém chất lượng, không phù hợp cũng sẽ khiến động cơ nhanh bị hao mòn, giảm tuổi thọ của xe, giảm công suất và khiến xe nhanh bị “tã” hơn.

Bởi vậy, xe tay ga thường không nằm trong ưu tiên số một của những ai thường xuyên chạy đường trường.

2. Động cơ dễ hỏng vì nằm ở vị trí thấp hơn so với xe số:

nhược điểm của xe tay ga

Do nằm ở vị trí thấp hơn so với các dòng xe số nên động cơ xe ga cũng dễ hỏng hơn (Ảnh: Wisegeek)

Dễ dàng nhận thấy, động cơ và pô xe tay ga thường được đặt ở vị trí thấp hơn so với xe số nên rất dễ bị chạm gầm, thậm chí vỡ lốc máy khi gặp những đoạn đường khó đi, hoặc ngập bánh khi trời mưa to và đường lầy lội. Đó là chưa kể xe tay ga thường hay bị chết máy hơn hoặc bị hỏng động cơ khi chạy trên những đoạn đường ngập nước.

3. “Uống” nhiều xăng hơn và chi phí “nuôi” tốn kém:

nhược điểm của xe tay ga

Nhiều người vẫn đắn đo khi quyết định sở hữu một chiếc xe tay ga bởi việc “ngốn” nhiều xăng hơn và chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tốn kém (Ảnh: Gizmag)

Đẹp và thời thượng là vậy song không phải ai cũng đủ...quyết tâm để sở hữu một chiếc xe tay ga bởi dòng xe này “uống” nhiều xăng hơn và để “nuôi dưỡng”, sửa chữa...cũng tốn rất nhiều chi phí. Nếu nghiên cứu thông số kỹ thuật, có thể nhận thấy nhiều mẫu xe tay ga có mức tiêu hao nhiên liệu tương đương xe số. Tuy nhiên, đó là khi bạn chạy xe trên địa hình bằng phẳng, thời tiết ổn định, ít các đoạn dốc cao...

Xe tay ga tốn nhiều nhiên liệu hơn xe số bởi đặc điểm của xe ga là truyền động bằng hộp số vô cấp và dây đai, do đó khi tăng tốc, giảm tốc quá đột ngột, chiếc xe thường “ngốn” rất nhiều xăng. Nếu bạn sống ở một thành phố chật chội đông dân, tắc đường thường xuyên và có quá nhiều đoạn đường dốc...hãy cân nhắc về việc mua một chiếc xe tay ga để phục vụ việc đi lại hàng ngày. Ngoài ra, mỗi lần xe gặp sự cố hỏng hóc, việc sửa chữa hay thậm chí thay mới các chi tiết động cơ cũng sẽ lấy của bạn một số tiền không nhỏ.

4. Động cơ ì hoặc gằn tiếng ở tốc độ thấp:

nhược điểm của xe tay ga

Dễ nhận thấy khi tắc đường, những chiếc xe tay ga thường phải hãm lại tốc độ và do đó, phát ra tiếng kêu gằn hoặc ì rất to (Ảnh: Rettberg)

Dù luôn gây chú ý mỗi lần xuất hiện trên đường phố song những chiếc xe tay ga thường có một nhược điểm rất dễ nhận thấy: đó là tiếng kêu ì hoặc gằn chói tai. Bạn thậm chí còn cảm nhận thấy tiếng gõ lạch cạch phát ra từ động cơ. Đó là hiện tượng rất hay gặp ở các xe tay ga do quá trình đốt cháy nhiên liệu làm tăng nhiệt độ buồng đốt, khiến không khí giãn nở nhanh hơn, mất đi độ đậm đặc, tổn hao hiệu suất và gây ra tiếng gõ nói trên.

Tổng hợp