Những ưu, nhược điểm của Film dán kính ô tô

Admin
(Autovina) “Film dán kính” đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ khá sớm và đã rất phát triển với nhiều thương hiệu toàn cầu như: 3M, V-Kool, Llumar, SunCool… Tuy nhiên, những hiểu biết “tường tận” về: công nghệ, tính năng, nhược điểm… của “Film dán kính” thì có lẽ … vẫn chưa có nhiều người được trang bị một cách đầy đủ.

Trong bài này, người viết chỉ xin mạn phép đưa ra “sơ lược” một vài kiến thức và thông tin cơ bản về “Film dán kính” nhằm giúp quý độc giả có được quyết định đúng đắn khi sử dụng “Film dán kính” cho xế yêu của mình mà thôi

Những lý do khiến quý vị nên sử dụng “Film dán kính”:

1)      Ngăn ngừa sức nóng

2)      Bảo vệ làn da

3)      An toàn khi xảy ra tai nạn

4)      Lái xe an toàn hơn

5)      Làm tăng sự riêng tư

6)      Ngăn ngừa sự bay mầu của nội thất

Cơ chế “cản nhiệt” của “Film dán kính”:

Các mẫu Film dán kính

Vì tất cả các film được dán bên trong trên bề mặt kính, nên sức nóng hấp thụ trên bề mặt có thể khuyếch tán vào bên trong. Nói tóm lại sức nóng bị loại bỏ bởi film là sự giữ lại trên bề mặt của kính và sự lưu chuyển của dòng không khí bên ngoài, và tỷ lệ rất nhỏ này bức xạ vào trong. Vì tốc độ trung bình của dòng không khí vận động bên ngoài là rất lớn, trung bình hàng ngày là 15 dặm trên giờ. Bên trong là 05 dặm trên giờ, tỷ lệ là 30:1 (hoặc thấp hơn) tức là sức nóng được xua tan từ bên ngoài.

Cơ chế cản nhiệt của film là cơ chế phản xạ sức nóng của năng lượng mặt trời trước khi nó xâm nhập vào kính

Sơ lược về các Công nghệ sản xuất “Film dán kính”:

Film nhuộm mầu (Dyed film)

là quy trình nhuộm màu cho tấm Polyester, một mặt được bôi chất keo dùng để dán lên kính

Mầu sắc được nhuộm sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ sức nóng. Đối với kính 2 lớp, kính 2 lớp không cho dòng không khí vận động giữa 2 tấm kính, film nhuộm mầu không nên áp dụng cho kính 2 lớp

Công nghệ lắng đọng

Film được dẫn qua bình chứa thỏi kim loại thông thường là nhôm, hoặc Niken-Crom đôi khi là đồng đỏ. Chân không được tạo ra trong bình nhờ việc hạ áp suất, sau đó dòng khí Agon và thỏi kim loại được đốt nóng chảy, sức nóng là nguyên nhân làm các phần tử kim loại di chuyển và cư trú trên bề mặt của film. Độ dầy của kim loại tráng phủ được điều khiển bởi tốc độ của film qua buồng tráng phủ

Trong khi sản phẩm được tạo ra từ công nghệ lắng đọng có giá thành vừa phải nhưng nó lại bị những giới hạn nhất định

+  Sản phẩm có hiệu ứng gương cao ( độ phản xạ gương lớn)

+  Kim loại tráng phủ có mật độ khá dầy, các hạt khá lớn

+  Có độ phản xạ cao trên bề mặt

+  Danh mục các kim loại có thể dùng để tráng phủ là ít điều đó đồng nghĩa với có ít sự lựa chọn sản phẩm

Công nghệ phún xạ

Công nghệ phún xạ rất phức tạp, phún xạ được làm trong buồng chân không nhưng kim loại dùng phún xạ ở mức độ nguyên tử.

Trước phún xạ...

Sau khi phún xạ...

Tóm tắt quá trình sản xuất như sau:

Trường điện từ điều khiển dòng Ion từ bình khí ga (thường là khí Agon) hướng về kim loại, Ion này bị bắn phá, bật ra vỡ tung và phân tán đều trên bề mặt film

Lợi ích thực tế của công nghệ này là có thể phún xạ 25 đến 30 loại kim loại khác nhau. Công nghệ này có thể phún xạ hơn một trăm lớp kim loại khác nhau mà độ dầy không hơn một sợi tóc.

Các kim loại khác nhau được lựa chọn trừ nhóm bức xạ từ quang phổ mặt trời. Kết quả là lớp phản xạ cao với rất ít hiệu ứng gương, sức nóng được hấp thụ và mầu ít bị thay đổi. Film dùng công nghệ phún xạ rất đắt, các dòng film luôn đứng đầu về giá cả. Màng kim loại điều khiển bức xạ mặt trời thông qua hệ số phản xạ.

Cấu tạo film đơn giản gồm lớp Polyester, lớp tráng phủ kim loại, lớp kết dính, và lớp chống xước.

Đôi khi, nét đặc trưng của film nhuộm mầu và film kim loại là riêng biệt. Sức nóng hấp thụ trên film nhuộm mầu có phần phản xạ. film kim loại hấp thụ nhiều sức nóng và mầu sắc của kim loại rất phức tạp.

Công nghệ lai

Trên thực tế, nhiều loại film ứng dụng cả 2 lớp, lớp nhuôm mầu và lớp phản xạ kim loại. Sự kết hợp giữa lớp mầu và lớp kim loại làm phủ định các hiệu ứng của nhau mà không làm giảm các tính năng của 2 loại này. Ví dụ như màu xám và màu kim loại Titan, nếu dùng riêng rẽ film nhuộm mầu xám tro sẽ rất tối còn film tráng phủ Titan có độ phản gương trên bề mặt rất lớn. Khi kết hợp lại với nhau, film sẽ sáng hơn và không phản xạ.

Điểm quan trọng làm cho từ bỏ khái niệm film tối có thể làm giảm mọi sức nóng. Trên thực tế, film tối vẫn được lựa chọn vì tăng tính riêng tư

Những nhược điểm film dán kính

Nhược điểm về công nghệ

+ Tráng phủ kim loại:

-          dễ bị oxi hóa

Lý do: Tráng phủ kim loại là quá trình lắng đọng kim loại trên bề mặt của màng Polyester, như vậy màng Polyester được phủ lớp mỏng kim loại và lớp kim loại này dễ dàng tương tác với môi trường và khả năng bị ôxi hoá là rất cao

Kính bị mốc, ố

-          hạn chế sóng radio (do bị phản xạ sóng)

Lý do: Tương tự như phún xạ kim loại lên bề mặt kính. film tráng phủ kim loại có độ phản xạ cao nó là nguyên nhân hạn chế song Radio đặc biệt là sóng GPS

+ Film nhuộm mầu:

-          Dễ bị ố mầu, phai mầu

-          Khả năng cản nhiệt kém

-          Cơ chế cản nhiệt dựa vào cơ chế hấp thụ nhiệt trên bề mặt, nếu nhiệt độ bề mặt thay đổi đột ngột có thể gây nên hiện tượng vỡ kính

Lý do: để tạo ra film nhuộm mầu người ta dung mầu và màng Polyester chính vì vậy nên film thường mỏng, độ co dãn tốt, đa dạng mầu sắc nhưng cản nhiệt thấp và khả năng bị bay mầu rất cao

 + Phún xạ kim loại:

-          Hạn chế sóng Radio

-          ít đa dạng về mầu sắc (mầu của sản phẩm là mầu của kim loại phún xạ)

Mầu của film ứng dụng công nghệ phún xạ là mầu của kim loại. Để tạo ra mầu khác nhau đòi hỏi phải trộn các kim loại với nhau để tạo mầu

Ví dụ: Để có mầu ánh bạc: kim loại phún xạ là Nhôm và Niken. Để tạo ra mầu Charcoal: kim loại phún xạ, Niken, Chrome

-          Giá thành cao, Bền tuyệt đối nhưng nếu muốn thay thì phải thay cả… kính !?

+ NanoCeramic:

Kính chưa phủ Nano và đã phủ Nano

-          Với công nghệ NanoCeramic, film hạn chế nhược điểm trên tuy nhiên giá thành là một nhược điểm của sản phẩm ứng dụng công nghệ này

Nhược điểm sản phẩm:

-          Chất lượng keo không đạt tiêu chuẩn sẽ làm nguyên nhân ảnh hưởng tới việc quan sát, sức khỏe của người lái xe (khúc xạ ánh sáng, ố mờ, đọng keo..)

-          Chất lượng màng Polyester ảnh hưởng tới chất lượng lắp đặt film, khả năng giãn nở về nhiệt … vì khi dán mà film bị sấy quá nhiệt (cho dễ làm) thì nó cũng dễ bị co rút sau đó. Đặc biệt nếu có vết nối film thì dễ sảy ra hiện tượng vết hở rộng trên mặt kính.

-          Thi công thủ công nhưng không đủ dụng cụ (tool) nên thường gặp những lỗi “không đáng có” như: thường để lại vết bụi bẩn, vết gấp, nhăn keo trên bề mặt kính…

-          Chất lượng bề mặt chống xước của film >2H nên dễ bị vật nhọn làm rách bề mặt.

-           Nếu phải dán Film thì nên để ý tới đồng phục của thợ. Điều này không phải “đùa” ! bởi dán film thợ phải tỳ sát người vào thành xe hay nắp capo. Vậy nhỡ vài thứ lặt vặt như khuy quần hay móc khóa mà cọ vào xe thì bạn thấy sao…!?

Chính vì vậy mà khi các bạn đi “dán film” hãy để ý tới những yếu tố trên để chọn lựa sao cho đúng với nhu cầu sử dụng của mình. Và khi các “chú thợ” đang làm xe thì cũng nên biết chút ít về quy trình thao tác mà “nhắc nhở” bởi chất lượng film có tốt hay không cũng phụ thuộc vào quá trình dán rất nhiều. Chuyên mục Tư vấn về “công nghệ chống nóng” cho xe hơi của TC OTOVN luôn mong đón nhận những thắc mắc trao đổi của bạn đọc. Hãy trao đổi cùng các chuyên gia qua hòm thư : autovina.com@gmail.com

 

-          Ngọc Khánh –

autovina