Năm của những chiếc xe 'triệu đô'

Admin
Lần đầu tiên trong lịch sử cùng tồn tại hai chiếc ô tô hiện đại có giá trên 1 triệu USD - Bugatti Veyron và Lamborghini Reventón. Tuy nhiên, cả hai, dù có giá ngót 1,5 triệu USD, vẫn không phải là những chiếc xe đắt nhất trong năm 2007.

Vinh dự đó thuộc về một chiếc Ferrari 330 TRI/LM Testa Rossa.

Nếu bạn thấy đây là một cái tên xa lạ thì cũng chẳng có gì phải xấu hổ, vì nó không phải là xe hiện đại mà là xe cổ, được sản xuất từ năm 1962, và đã được bán đấu giá hồi tháng 5/2007 với mức giá kỷ lục 9,3 triệu USD - xe đắt nhất của Ferrari.

 

Danh hiệu xe đắt nhất thế giới hiện nay thuộc về chiếc Bugatti Type 41 Royale đời 1930, được bán đấu giá vào năm 1987 với con số kỷ lục 9,8 triệu USD. Nếu tính cả tình hình lạm phát thì giá trị của chiếc xe hiện lên tới hơn 17 triệu USD.

 

Những chiếc xe “không bao giờ” mất giá

 

Có một danh sách dài những chiếc xe có giá lên tới vài triệu USD trong năm nay. Trong danh sách 15 mẫu xe đắt nhất năm 2007, chiếc “bèo” nhất cũng có giá gần 3 triệu USD, đắt gấp đôi xe Bugatti Veyron hay Lamborghini Reventón.

 

Một điều khá thú vị là vào năm 2005, chiếc Ferrari 330 đời 1962 cũng đã được đem đấu giá, với giá chào bán là 8 triệu USD nhưng không có người mua, dù từng là chiếc xe giành chiến thắng tại giải đua 1962 cùng tay lái huyền thoại Phil Hill và Oliver Gendebien. Vậy mà chỉ sau chưa đầy 3 năm, đã có người chịu móc hầu bao cho cũng chiếc xe này với giá cao hơn 16%.

 

Người phát ngôn của nhà đấu giá RM Autions giải thích rằng có nhiều người đã sống qua thời những năm 50-60 và vẫn còn nhớ về thành tích đáng nể trên đường đua của một số mẫu xe khi họ còn trẻ. Và giờ đây, khi đã đi đến gần hết cuộc đời, đã đủ giàu để mua chúng, họ sẽ không ngần ngại bỏ ra vào triệu USD cho một huyền thoại.

 

Bên cạnh đó, khi nền kinh tế càng phát triển thì càng có nhiều người đủ khả năng tài chính để mua những chiếc xe như vậy, chưa kể việc những người đã giàu lại càng giàu hơn. Đây không phải là một nhận định chủ quan mà đã được chứng minh bằng các con số cụ thể. Theo Báo cáo thịnh vượng thế giới năm 2007 do Tập đoàn đầu tư tài chính Mỹ Merrill Lynch và Hãng tư vấn tài chính Cap Gemini công bố hồi tháng 6/2007, số lượng người “cực giàu” trên thế giới trong năm 2006 đã tăng 11,3% so với năm 2005.

 

Số người giàu tăng lên thì nhu cầu đối với xe siêu sang cũng tăng theo, và đó chính là lý do để liên tục có những kỷ lục mới về giá xe. Điều này cũng giải thích tại sao những hãng xe hạng sang như Porsche, BMW và Daimler lại lớn mạnh hơn sau mỗi năm.

 

Thế giới xe cổ

 

Giá xe cổ còn tăng với tốc độ nhanh hơn các mác xe siêu sang hiện đại. Báo cáo của các nhà đấu giá xe cổ cho thấy 2007 là một năm kỷ lục cả về giá lẫn doanh số và số lượng người tham gia đấu giá. Nổi tiếng nhất phải kể đến các sự kiện lớn của nhà đấu giá Barrett-Jackson ở Mỹ, RM ở Italia.

 

Đại diện RM nói: “Quan điểm của chúng tôi là có những mác xe không bao giờ mất giá, như Ferrari, Aston Martin, Maserati, và bất cứ chiếc xe nào có bảng thành tích đẹp trên đường đua, chưa bị đâm nát, tháo dỡ và làm lại toàn bộ”.

 

Ở đây, tiền là thứ yếu. Như lời Rob Myer, người sáng lập ra nhà đấu giá RM, nếu một chiếc xe ngay từ lúc mới đã là một niềm t hào đối với người s hữu và cầm lái thì nó sẽ là một khoản đầu tư tuyệt với. “Hãy tưởng tượng giá trị của một chiếc Lamborghini Reventón sau 30 nữa,” ông nói.

Nếu bạn thấy đây là một cái tên xa lạ thì cũng chẳng có gì phải xấu hổ, vì nó không phải là xe hiện đại mà là xe cổ, được sản xuất từ năm 1962, và đã được bán đấu giá hồi tháng 5/2007 với mức giá kỷ lục 9,3 triệu USD - xe đắt nhất của Ferrari.

 

Danh hiệu xe đắt nhất thế giới hiện nay thuộc về chiếc Bugatti Type 41 Royale đời 1930, được bán đấu giá vào năm 1987 với con số kỷ lục 9,8 triệu USD. Nếu tính cả tình hình lạm phát thì giá trị của chiếc xe hiện lên tới hơn 17 triệu USD.

 

Những chiếc xe “không bao giờ” mất giá

 

Có một danh sách dài những chiếc xe có giá lên tới vài triệu USD trong năm nay. Trong danh sách 15 mẫu xe đắt nhất năm 2007, chiếc “bèo” nhất cũng có giá gần 3 triệu USD, đắt gấp đôi xe Bugatti Veyron hay Lamborghini Reventón.

 

Một điều khá thú vị là vào năm 2005, chiếc Ferrari 330 đời 1962 cũng đã được đem đấu giá, với giá chào bán là 8 triệu USD nhưng không có người mua, dù từng là chiếc xe giành chiến thắng tại giải đua 1962 cùng tay lái huyền thoại Phil Hill và Oliver Gendebien. Vậy mà chỉ sau chưa đầy 3 năm, đã có người chịu móc hầu bao cho cũng chiếc xe này với giá cao hơn 16%.

 

Người phát ngôn của nhà đấu giá RM Autions giải thích rằng có nhiều người đã sống qua thời những năm 50-60 và vẫn còn nhớ về thành tích đáng nể trên đường đua của một số mẫu xe khi họ còn trẻ. Và giờ đây, khi đã đi đến gần hết cuộc đời, đã đủ giàu để mua chúng, họ sẽ không ngần ngại bỏ ra vào triệu USD cho một huyền thoại.

 

Bên cạnh đó, khi nền kinh tế càng phát triển thì càng có nhiều người đủ khả năng tài chính để mua những chiếc xe như vậy, chưa kể việc những người đã giàu lại càng giàu hơn. Đây không phải là một nhận định chủ quan mà đã được chứng minh bằng các con số cụ thể. Theo Báo cáo thịnh vượng thế giới năm 2007 do Tập đoàn đầu tư tài chính Mỹ Merrill Lynch và Hãng tư vấn tài chính Cap Gemini công bố hồi tháng 6/2007, số lượng người “cực giàu” trên thế giới trong năm 2006 đã tăng 11,3% so với năm 2005.

 

Số người giàu tăng lên thì nhu cầu đối với xe siêu sang cũng tăng theo, và đó chính là lý do để liên tục có những kỷ lục mới về giá xe. Điều này cũng giải thích tại sao những hãng xe hạng sang như Porsche, BMW và Daimler lại lớn mạnh hơn sau mỗi năm.

 

Thế giới xe cổ

 

Giá xe cổ còn tăng với tốc độ nhanh hơn các mác xe siêu sang hiện đại. Báo cáo của các nhà đấu giá xe cổ cho thấy 2007 là một năm kỷ lục cả về giá lẫn doanh số và số lượng người tham gia đấu giá. Nổi tiếng nhất phải kể đến các sự kiện lớn của nhà đấu giá Barrett-Jackson ở Mỹ, RM ở Italia.

 

Đại diện RM nói: “Quan điểm của chúng tôi là có những mác xe không bao giờ mất giá, như Ferrari, Aston Martin, Maserati, và bất cứ chiếc xe nào có bảng thành tích đẹp trên đường đua, chưa bị đâm nát, tháo dỡ và làm lại toàn bộ”.

 

Ở đây, tiền là thứ yếu. Như lời Rob Myer, người sáng lập ra nhà đấu giá RM, nếu một chiếc xe ngay từ lúc mới đã là một niềm t hào đối với người s hữu và cầm lái thì nó sẽ là một khoản đầu tư tuyệt với. “Hãy tưởng tượng giá trị của một chiếc Lamborghini Reventón sau 30 nữa,” ông nói.

autovina