Học cách kiểm soát các tình huống với xe P2

(Autovina) - Đối với người lái xe, những kỹ năng như dừng xe, đỗ xe, lùi xe hay vào số tăng tốc phải nắm vững và thành thạo

>> Học cách kiểm soát các tình huống với xe P1

Sau khi đã khởi động xe thuận lợi, bạn cần học cách xử lý các tình huống như: dừng xe, đỗ xe, đỗ xe ngang dốc, lùi xe, vào số, tăng tốc...thuần thục. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho các lái xe. 

hình ảnh minh họa hướng dẫn sử dụng xe trong các tình huống

3. Dừng và đỗ xe:

Những điều cần biết về dừng xe:

những lưu ý khi dừng xe

 Hãy quan sát kỹ trước khi có ý định dừng xe để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc (Ảnh: Autoinjury) 

Cho xe chạy chậm lại và đỗ xe một cách có kiểm soát là điều quan trọng nếu bạn muốn lái xe an toàn. Điều đó không những giảm hao mòn động cơ mà còn giúp tiết kiệm nhiên liệu và quan trọng là giữ an toàn cho bạn và các lái xe khác trên đường.

Khoảng cách để xe dừng phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ xe đang chạy, điều kiện thời tiết và mặt đường.

Xe chạy càng nhanh, càng cần nhiều thời gian hơn để giảm dần tốc độ trước khi dừng hẳn.

Trên địa hình trơn trượt và băng tuyết, cần giảm tốc dần dần trước khi cho xe dừng hẳn.

Khoảng cách dừng xe phụ thuộc hai yếu tố:

Khoảng cách dự tính - Là khoảng cách kể từ khi bạn quyết định phanh xe cho tới khi bắt đầu nhấn bàn đạp phanh.

Khoảng cách phanh - Là khoảng cách kể từ khi bạn bắt đầu nhấn bàn đạp phanh cho tới khi xe dừng hoàn toàn.

Bạn nên tham khảo khoảng cách dừng xe tiêu chuẩn trong bộ sách hướng dẫn "Luật giao thông".

Dự liệu khi nào cần nhấn phanh sẽ giúp bạn phanh "nuột" và an toàn: hãy quan sát cẩn thận xung quanh để quyết định khi nào cần phanh kịp thời, chẳng hạn như khi phát hiện người đi bộ hoặc xe khác đi ngang qua.

Hệ thống phanh chống bó (ABS) có thể giúp bạn phanh an toàn và hiệu quả bằng cách hỗ trợ chống trượt, song không thể rút ngắn khoảng cách dừng của xe.

Đỗ xe:

lưu ý khi đỗ e

 Bạn hãy đảm bảo không đỗ xe quá sát các phương tiện khác đã đỗ trước đó và không làm cản trở giao thông tại vị trí muốn đỗ (Ảnh: Wtop)

Bất cứ khi nào muốn đỗ xe, hãy chắc rằng vị trí bạn chọn đáp ứng các yêu cầu sau:

An toàn – Không bao giờ đỗ xe ở nơi đường giao nhau

Thuận tiện – Hãy đảm bảo bạn không đỗ xe quá sát với các xe trước đó (xe phía trước và phía sau), không gây cản trở giao thông hoặc chắn ngang đường.

Hợp lệ – Sách hướng dẫn “Luật giao thông” sẽ giúp bạn xác định các quy tắc đỗ xe an toàn và hợp lệ. Và đừng quên tắt các hệ thống sau khi đỗ xe: đèn pha, đèn sương mù, động cơ xe.

Nếu bạn đỗ xe ban đêm, hãy bật đèn parking (đèn đỗ). Đèn này giúp lái xe quan sát tốt hơn trong điều kiện trời tối.

4. Lùi xe (lùi chuồng):

lưu ý khi lùi xe

Học cách quan sát phía sau qua gương chiếu hậu sẽ giúp bạn “lùi chuồng” thành công (Ảnh: Daveharrisonbolton)

Ghép xe vào nơi đỗ hay còn gọi vui là “lùi chuồng” luôn luôn là một công việc thách thức thú vị. Hãy quan sát cẩn thận xung quanh trong khi bạn lùi xe.

Tất nhiên, lý tưởng nhất là bạn có thể lùi xe vào một vị trí trống trong bãi đỗ xe bởi điều này giúp bạn quan sát tốt hơn khi lái xe, đặc biệt nếu trên xe có thêm hành khách.

Khi lùi chuồng, hãy chú ý quan sát cả 3 gương chiếu hậu (gương trong xe và gương chiếu hậu ngoài), cho xe chạy chậm đến gần vị trí cửa “chuồng”, quay vô lăng ngược chiều cần lùi xe để mở rộng góc (nếu vào chuồng từ bên phải thì bạn quay vô lăng sang trái), cài số lùi và chậm rãi tiến vào “chuồng”. Một điều quan trọng là bạn nhớ bật đèn xi nhan báo rẽ và phải đảm bảo các xe đã đỗ trước đó, đặc biệt những xe đỗ xung quanh hai bên mép “chuồng” không có ý định di chuyển.

5. Đỗ xe ngang dốc:

đỗ xe ngang dốc

Đừng luống cuống khi xe dừng ngang dốc khi chân phanh gặp sự cố. Hãy nhanh chóng kéo phanh tay, nhả chân ga và về số thấp từ từ (Ảnh: Motoringresearch)

Bạn sẽ làm gì nếu xe đang đi ngang dốc và phanh đột nhiên trục trặc ? Khi mất phanh, hãy bình tĩnh kéo phanh tay, về số thấp để giảm tốc độ của xe xuống mức thấp nhất (nếu là xe số sàn) hoặc mớm chút ga để dùng động cơ hãm (với xe số tự động).

Khi phanh xe hỏng hóc trục trặc, các lái xe nên đạp nhồi chân phanh liên tục để phục hồi tạm thời áp suất thủy lực trong đường ống bị rò rỉ...Nếu xe có ABS, hành động này có thể giúp ABS kích hoạt. Trong một số trường hợp nếu được hãy chọn điểm an toàn để có thể cho xe đâm vào đó, ưu tiên những chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy.

Ngay khi thấy dấu hiệu phanh không hoạt động, lập tức nhả chân ga. Nếu xe có hệ thống ga tự động cruise control thì phải tắt nút điều khiển trên vô-lăng (nếu đang kích hoạt chế độ này). Giữ quan sát phía trước để tránh chướng ngại vật hoặc các phương tiện khác để có thêm thời gian an toàn xử lý sự cố mất phanh. Đồng thời, ngay khi phát hiện sự cố với chân phanh, hãy bật đèn khẩn cấp để cảnh báo các phương tiện khác.

6. Bạn đã biết...xuống xe ?

lưu ý khi mở cửa xe

Quan sát kỹ phía sau khi mở cửa xe sẽ tránh được các sự cố đáng tiếc (Ảnh: Treeangle)

Một điều tưởng chừng đơn giản nhưng đôi khi vẫn gây nên nhiều sự cố ngoài ý muốn, thậm chí tai nạn chết người, đó là: phải quan sát kỹ trước khi mở cửa xe. Bạn phải quan sát các phương tiện khác đi gần về phía xe của bạn.

Hết phần 2

Theo Safedrivingforlife