Giấc mơ ô tô Việt

Hơn 20 năm trước giấc mơ “người Việt dùng ô tô Việt” thật xa xỉ, và nay giấc mơ ấy đã thành hiện thực từ một ông “hão huyền" Bùi Ngọc Huyên.
 
Từ một thước phim đen trắng về cảnh kéo pháo lên trận địa Điện Biên Phủ đã nuôi dưỡng trong đầu Bùi Ngọc Huyên một ước mơ tự tay làm một chiếc xe “made in Việt Nam”.
 
Từ những bài học quý báu
 
Trong quan niệm của nhiều người bấy giờ, chế tạo động cơ bốn bánh vẫn là chuyện của những “người khổng lồ” Trung Quốc, Mỹ, Liên Xô... còn với  người Việt Nam chớ nên bàn đến những lĩnh vực công nghệ cao xa xỉ ấy. Vậy mà câu chuyện 20 năm trước, tưởng đùa giờ hóa thật...
 
 Bác Hồ đến xem chiếc QS 0001.
 
Năm 2003, dư luận xôn xao về câu chuyện của một ông già, tuổi ngoại lục tuần ở Vĩnh Phúc, tự tay xây dựng thiết kế một xưởng chế tạo ôtô “made in” Việt Nam! Nhiều người bảo ông gàn. Bởi ai chẳng hiểu, người Việt vốn sính đồ “ngoại”, thích ăn chắc mặc bền, nên “của một đống tiền, cứ chọn thương hiệu lớn cho chắc”. Hơn nữa, bài học xe máy giá rẻ Trung Quốc vẫn còn nhỡn tiền đó. Ai dám đảm bảo: ôtô giá rẻ, mà lại xe nội địa, sẽ được người tiêu dùng chấp nhận?
 
2 năm sau đó, chiếc xe Việt đầu tiên mang nhãn hiệu Vinaxuki xuất xưởng. Ban đầu chỉ có những người bạn và bản thân ông dùng. Nhưng dần dần, tiếng lành đồn xa, xe Vinaxuki “tốt, ăn ít xăng, máy khỏe”, tiêu chuẩn khí thải đạt mức châu Âu I, II... nên nhiều mẫu làm ra không đủ bán. Với tỷ lệ nội địa hóa 33%, tiến đến 44% vào tháng 10/2006 và 60% vào năm 2007, đến nay sản phẩm Xuân Kiên làm ra có những mẫu xe không đủ để bán.
 
Khởi nghiệp từ sắt vụn
 
Ban đầu chỉ là một đống sắt vụn với đủ các thể loại từ pêđan xe đạp cho đến máy cán thép,… Nhà riêng biến thành xưởng cơ khí tại gia. Từ những chiếc lốp xe đạp tự làm, ông dần nghĩ đến lốp ô tô. Nghỉ việc ở nhà nước,ông quyết định lập doanh nghiệp tư nhân.
 
Chiếc xe máy QS 0001.
 
Cập nhật được chi tiết kỹ thuật nào mới, ông lại áp dụng thử vào sản xuất. Những năm bao cấp, hàng hóa khan hiếm, làm ra đến đâu, hàng của ông hết veo đến đấy. Tích tiểu thành đại, các mặt hàng cứ mở rộng dần dần. Năm 1992, vợ con ông chưa kịp mừng với quyết định nghỉ hưu của ông thì đã tá hỏa lên khi nghe ông tuyên bố, “không làm nhà nước nữa, về lập doanh nghiệp tư nhân”.
 
Chút vốn liếng tích cóp cùng tài xoay sở và đặc biệt là tính ham học hỏi, liên tục cập nhật những kỹ thuật mới hàng của ông sản xuất đến đâu hết veo đến đấy. Thế nhưng chừng ấy thuận lợi cũng không giúp ông thuyết phục được ai cho thuê đất. Cạy cục, xin xỏ không được, cực chẳng đã, ông phải tính bài đi thuê lại đất của các doanh nghiệp Nhà nước đang làm ăn thua lỗ có đất bỏ hoang. Vốn liếng tích cóp từ những ngày làm bi, làm trục ông đổ vào sản xuất những mặt hàng cơ khí mới do chính ông tự học hỏi thiết kế: máy cán thép, máy công cụ, dụng cụ công nghiệp cầm tay...
 
Đến năm 2002, thấy ông Huyên xin được đất để an cư rồi, ai cũng ngỡ ông sẽ xây tiếp một xưởng sản xuất nữa để phát triển gần 100 mặt hàng cơ khí, thiết bị y tế, nội thất.. Nhưng đùng một cái, ông quyết định xây dựng hẳn một xưởng chế tạo ôtô! Ông đã “chạy” khắp sáu “cửa” trong suốt một năm trời và chỉ thở phào nhẹ nhõm khi Thủ tướng Chính phủ chính thức hạ bút phê duyệt.
 
Hơn 20 mẫu xe trên thị trường
 
Hiện Xuân Kiên đã có hơn 20 mẫu xe giá thành từ 88 triệu đồng đến 216 triệu đồng. Hệ thống đại lý trải dài khắp toàn quốc. Xe Vinaxuki đang bước từng bước trên con đường hiện thực hóa giấc mơ sản xuất ôtô Việt. Và người vui mừng hơn ai hết chính là vị Tổng giám đốc “gàn” của Vinaxuki – ông Bùi Ngọc Huyên.
 
 Một xưởng lắp ráp của Vinaxuki
 
Xuân Kiên đã cho ra lò hơn 20 mẫu xe như xe benz, bán tải (pick-up), xe bus, xe 7 chỗ, xe tải... Giá xe tải từ 83 triệu đến 199 triệu đồng; xe 8 chỗ từ 10.900 - 11.380USD; xe pick-up từ 13.500-14.500USD..., thấp hơn xe cùng loại của các liên doanh trong nước.
 
Xe tải hạng nặng "Made in Viet Nam"
 
Bươn chải bao năm làm kinh tế hộ gia đình, vượt qua mọi “hắt hủi” từ những ngày đầu làm kinh tế tư nhân chính là cách để ông Huyên nuôi dưỡng ước vọng về một chiếc “Vinaxuki” (Việt Nam những mùa xuân kiên cường) thuần Việt.

Theo VTC
 
lien