Cedar Rocket – Xe “độc mộc” chạy nhanh nhất thế giới

Admin
(Autovina) - Sách kỷ lục Guinness gần đây xác lập kỷ lục xe độc mộc chạy nhanh nhất thế giới thuộc về một chiếc xe điện với phần thân làm hoàn toàn từ gỗ và được đưa ra đấu giá lên đến 1 triệu USD. Chiếc xe đặc biệt này có tên Cedar Rocket, được làm từ thân một cây tuyết tùng lớn có tuổi đời khoảng hơn 200 năm tuổi.

Sách kỷ lục Guinness gần đây xác lập kỷ lục xe độc mộc chạy nhanh nhất thế giới thuộc về một chiếc xe điện với phần thân làm hoàn toàn từ gỗ và được đưa ra đấu giá lên đến 1 triệu USD. Chiếc xe đặc biệt này có tên Cedar Rocket, được làm từ thân một cây tuyết tùng lớn có tuổi đời khoảng hơn 200 năm tuổi.

Tốn hàng nghìn giờ trên thân cây

Kế hoạch đối với “Quả tên lửa tuyết tùng” chỉ thực sự bắt đầu cách đây 2 năm, khi Reid tham gia một cuộc bán đấu giá xe cổ của Barrett-Jackson ở Scottsdale, Arizona, với suy nghĩ rằng những người chấp nhận bỏ ra hàng triệu USD để tậu mua những chiếc xe cổ có thể sẽ bỏ ra hàng triệu USD để sở hữu những ngôi nhà bằng gỗ, tức là đối tượng khách hàng tiềm năng của anh. 

Reid và công ty của mình Pioneer Log Homes, một công ty kiến trúc và nội thất gỗ ở Williams Lake, British Columbia, một tỉnh miền Tây Canada dần hiện diện thường xuyên tại các sự kiện do Barrett-Jackson tổ chức. Reid bắt đầu bàn bạc với Gerald Overton, một người bạn từ thời phổ thông, đồng thời cũng là một thợ cơ khí về dự án chế tạo chiếc xe độc mộc. Một khách hàng của Pioneer, người đang sở hữu hãng sản xuất tuốc-bin Buffalo Turbines cũng tham gia.

Gerald Overton bắt đầu vẽ phác thảo, không lâu sau đó đưa ra bản phác thảo một khúc gỗ có bánh và lốp rất thú vị. Sau đó Gerald Overton vẽ thêm tuốc-bin. Cứ vậy Gerald Overton vẽ như chơi, và các ý tưởng bất ngờ cứ liên tục xuất hiện. Trên thực tế, hai chiếc tuốc-bin màu đỏ-bạc nhìn rất hầm hố gắn sau đuôi xe chỉ là để phô diễn, chúng không hề có tác dụng dẫn động xe. Dù kết nối với các động cơ điện, hai tuốc-bin này quay, nhưng chỉ quay để “làm màu”  giúp chiếc xe trông thật ấn tượng trong mắt người khác.

Sự trớ trêu của dự án này nằm ở chỗ cổ súy cho vấn đề bảo vệ môi trường bằng cách giết chết một cây xanh, nên việc chọn đúng thân cây là một điều rất quan trọng. Công ty Pioneer lưu trữ hàng nghìn thân cây trong kho và Reid lại muốn một gốc cây đồng nhất. Sau nhiều giờ ngắm nghía kho, cả Reid và Overton đều chọn cùng một gốc nó gợi nhắc chúng tôi về một quả tên lửa. Số vòng trên thân gỗ cho thấy nó có tuổi thọ vào khoảng hơn 200 năm tuổi.

Ở phần gia công thân cây, nhóm của Reid làm hoàn toàn bằng tay nhờ các dụng cụ thủ công như cưa và đục. Nhóm đã tốn hàng nghìn giờ trên khúc cây đó. Mọi dấu gọt mà bạn thấy trên thân khúc cây này đều được làm bằng tay. Reid cũng cho xẻ mặt dưới để tạo bề mặt phẳng cho “gầm xe” sau đó được kết nối một cách đơn giản vào bốn bánh với phanh đĩa thông qua hệ thống treo độc lập lấy từ một chiếc Mazda RX-7.

Tổng cộng, “Quả tên lửa tuyết tùng” nặng khoảng hơn 1 tấn, trong đó dàn pin lithium-ion đóng góp khoảng 230kg. Dàn pin này được đặt ở phần đầu khúc gỗ và được đậy lại bằng một tấm ván bìa xẻ bên trên. Tất cả đồng hồ phía sau vô lăng đều được lấy từ các mẫu xe điện của Canadian Electric Vehicles, và về cơ bản thì hệ thống truyền động của Cedar Rocket cũng được lấy từ những mẫu xe điện này, nên đây chính là một chiếc xe độc mộc chạy điện.

Bỏ xa con số mà Guinness đưa ra

Tổng điện dung của dàn ắc qui là 96Ah, cấp nguồn cho một động cơ điện công suất 35kW được bố trí ngay bên dưới ghế ngồi, dẫn động cầu sau thông qua bộ vi sai cũng được lấy từ Mazda RX-7. Vô lăng không có trợ lực, nhưng Gerald Overton cho biết là chiếc xe có trang bị trợ lực, tuy nhiên chỉ đề phòng cho trường hợp chiếc xe quá nặng không thể xoay chuyển.

Về lý do tại sao nhóm của Reid và Overton quyết định chọn phương án dẫn động điện, Reid nói rằng nhóm đã xem xét rất nhiều loại động cơ, nhưng động cơ điện là phương án khả thi và hợp lý nhất vào thời điểm hiện tại. Mọi người đang cố gắng bảo tồn, tất cả mọi người hiện đều lưu tâm đến vấn đề môi trường. Vì vậy nhóm không mất quá nhiều thời gian để đưa ra quyết định cuối cùng là chúng tôi phải sử dụng hệ thống dẫn động điện.

Mục tiêu cuối cùng của Reid là bán được chiếc xe trong sự kiện đấu giá của Barrett-Jackson. Reid đã lên kế hoạch đưa “Quả tên lửa tuyết tùng” tham dự một loạt các sự kiện xuyên suốt khắp nước Mỹ. Reid cũng đã liên hệ với Tổ chức Kỷ lục thế giới Guinness để tìm kiếm một cơ hội lập kỷ lục Guinness cho Cedar Rocket. Đây chính là lý do mà Reid đã đưa chiếc xe của mình đến Wild Horse Pass Motorsports Park, Arizona, để Guinness kiểm chứng kỷ lục tốc độ của một chiếc xe độc mộc, và để chương trình truyền hình thực tế Timber Kings ghi hình.

Vì chưa có ai sáng tạo ra một chiếc xe độc mộc vận hành được và đề nghị Guinness làm chứng, nên tổ chức này buộc phải đưa ra một tốc độ mục tiêu cho Reid. Nói cách khác, chiếc xe của Reid phải đạt tốc độ ít nhất 50km/h hai lần trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Con số thoạt nghe không hề lớn, nhưng nếu lưu ý rằng đây là một khúc gỗ được lắp 4 bánh xe và hai chiếc tuốc-bin phía sau chỉ để “làm màu” thì mọi việc dường như lại nan giải cho Reid.

Các nhân viên của Guinness đến, “Quả tên lửa tuyết tùng” đã vào vị trí. Sau khi đại diện của Guinness làm rõ các qui định với Reid và ê-kíp của chương trình truyền hình thực tế Timber Kings, Reid bắt đầu chậm rãi đưa chiếc xe độc mộc lăn bánh như thể một đoàn tàu nặng trĩu thay vì một chiếc xe điện giàu mô men xoắn. Ở điểm kết thúc, chiếc xe đạt tốc độ 72km/h, bỏ xa con số 50km/h mà Guinness đưa ra. Việc còn lại của anh chỉ là thực hiện điều này thêm một lần nữa. Và Reid đã làm điều này lần thứ hai với tốc độ hơn 80km/h.

Đại diện Guinness chính thức trao Reid chứng nhận kỷ lục. Dù họ cho rằng chiếc xe độc mộc này có thiết kế vô cùng đơn giản, chỉ với một nút đỏ là bật hoặc tắt nguồn điện, nút tiến hoặc lùi, nút điều khiển 2 tuốc-bin “gió”, phanh và… chấm hết. Tuốc-bin gió chỉ để tạo vài âm thanh lạ cho xe, còn lại đó là một thân gỗ chạy trên bốn bánh nhờ ắc quy và động cơ điện lấy từ xe golf.